Một vệ tinh do thám sao Hỏa của NASA đã chụp được những hình ảnh chất lượng cao về “bụi ma” xuất hiện dọc bề mặt sao Hỏa. Hiện tượng “bụi ma” cũng xuất hiện trên Trái đất, nhiều người lầm tưởng nó là lốc xoáy nhưng không phải.
“Bụi ma” xuất hiện trên hành tinh đỏ
Các chuyên gia cho biết khi vệ tinh thăm dò sao Hỏa bay qua vùng Amazonis Planitia của hành tinh đỏ đã gửi về những hình ảnh đáng kinh ngạc này.
“Bụi ma” là hiện tượng xảy ra trong những ngày đẹp trời, khi mặt đất nóng lên bởi hấp thụ nhiều nhiệt từ mặt trời, làm xuất hiện những cột không khí xoáy, xuyên qua những túi khí lạnh nhỏ nằm trên nó. Hiện tượng này có thể quan sát bằng mắt thường.
“Bụi ma” xuất hiện và di chuyển về hướng tây của hành tinh đỏ, tạo ra một cái bóng khá rõ trên bề mặt sao Hỏa. Hình dáng uống cong như một con rắn. Đường kính khoảng 30m, chiều cao khoảng 800m.
Các nhà khoa học cũng cho biết mặc dù bầu khí quyển của sao Hỏa rất mỏng, chỉ bẳng 1% áp suất ở Trái đất, nhưng những cơn gió trên sao Hỏa cũng đủ nóng để tạo ra hiện tương “bụi ma” này. Các nhà khoa học giải thích thêm mặc dù thời điểm này, sao Hỏa nằm vị trí xa nhất Mặt trời, nhưng nó cũng nhận một lượng nhiệt khá lớn từ mặt trời.