Nhờ vào kính thiên văn Spitzer của Cơ quan không gian Mỹ (NASA), lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được nhiệt độ trên một hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời và phát hiện nó có một bên cực nóng và một bên cực lạnh.
Hành tinh Upsilon Andromeda b |
Hành tinh nói trên, cách Trái đất 40 năm ánh sáng (400 nghìn tỷ km), được đặt tên Upsilon Andromeda b, nặng hơn sao Mộc khoảng 75% và quay hết quỹ đạo ngôi sao của nó trong vòng 4,6 ngày.
Upsilon Andromeda b được phát hiện vào năm 1996 và có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào ban đêm trong chòm sao Andromeda.
Các nhà nghiên cứu đã xác định sự khác biệt về nhiệt độ ở nửa phần sáng và nửa phần tối của hành tinh này có thể lên đến 1.600 độ C: phía được chiếu sáng của nó có thể nóng đến 1.400-1.650 độ C trong khi phía còn lại có nhiệt độ âm 20-230 độ C.
“Sự khác biệt nhiệt độ giữa hai khu vực ngày và đêm cho chúng tôi biết cách năng lượng lưu chuyển trong khí quyển hành tinh này. Về cơ bản, chúng tôi đang nghiên cứu thời tiết ở một hành tinh kỳ lạ”, nhà khoa học Joe Harrington thuộc Trường ĐH Central Florida, Orlando nói.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có thể làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của các nhà khoa học về các hành tinh khí khổng lồ. Đa số các nhà thiên văn học cho rằng chúng nóng như sao Mộc, nhưng hành tinh này rõ ràng có một bên nóng và một bên lạnh.
TƯỜNG VY