Phát hiện loài "quái điểu" chuyên ăn thịt chim khổng lồ

Cách đây 700 năm, một loài đại bàng khổng lồ ăn thịt từng thống trị New Zealand
  •  
  • 1.562

Các nhà khoa học mới đây đã công bố một loài đại bàng được cho là lớn nhất từng tồn tại.

Loại đài bàng chuyên ăn thịt chim khổng lồ

Theo đó, loài "quái điểu" này là một loài săn mồi giống như con cháu hiện đại nhưng lại có thói quen ăn uống như kền kền.

Loài đại bàng khổng lồ và ác mộng của chim Moa.
Loài đại bàng khổng lồ và ác mộng của chim Moa.

Loài chim khổng lồ này được gọi là đại bàng Haast, chúng đi săn, siết chặt và đâm xuyên con mồi bằng bộ móng vuốt sắc nhọn của mình. Thậm chí, chúng chui đầu vào bên trong con mồi và thưởng thức bữa ăn nội tạng của mình.

Từ lâu, các nhà khoa học đã tranh cãi về việc loài đại bàng này là loài săn mồi như các loài đại bàng hiện đại hay là loài ăn xác thối như kền kền. Bàn chân và móng của chúng thì giống đại bàng trong khi một số cơ quan khác lại giống kền kền.

Các kĩ thuật hiện nay đã giúp họ mô phỏng lại, so sánh chúng với các loài chim còn sống. Sau khi phân tích, chúng được kết luận là săn mồi giống đại bàng còn ăn mồi giống như kền kền.

Đại bàng Haast sống ở New Zealand, chúng nặng tới 15kg và móng vuốt dài tới 9cm, sải cánh lên đến 3m.

Một trong những con mồi chính của chúng là chim Moa, loài chim lớn và không biết bay. Loài chim này cũng từng có rất nhiều ở hòn đảo này trước khi tuyệt chủng vào khoảng 800 năm trước.

Một trong những nguyên nhân khiến hai loài chim này tuyệt chủng chính là do người Maori đổ bộ đến hòn đảo, săn bắt chim Moa và phá huỷ môi trường sống của chúng. Việc săn bắt vô tội vạ của con người vô tình khiến loài đại bàng mất đi nguồn thức ăn và tuyệt chủng.

Cũng như kẻ thiên địch của mình, chim Moa cũng là loài chim khổng lồ. Chúng có chiều cao lên đến 3,7m khi kéo dài chiếc cổ của mình và nặng khoảng 230kg.

Đi tìm câu trả lời về thời điểm đại bàng Haast đến New Zealand

New Zealand luôn giữ một vị trí quan trọng trong hiểu biết của các nhà khoa học về sự tuyệt chủng của các loài. Khi các nhà khoa học phương Tây lần đầu tiên bắt gặp moa, ý tưởng rằng các loài có thể tuyệt chủng chỉ mới xuất hiện vài thập kỷ nay. Bộ xương của chúng nhanh chóng thu hút các nhà nghiên cứu. Chính Haast đã thành lập bảo tàng và tập hợp bộ sưu tập ban đầu của nó bằng cách trao đổi các hóa thạch của moa để lấy nhiều sự tò mò khảo cổ học và động vật học khác.

New Zealand cũng giữ lại những loài vật kỳ lạ, nổi tiếng là kiwi không biết bay. Hóa thạch moa đã giúp thiết lập ý tưởng rằng New Zealand là một thế giới đã mất, một nơi có các sinh vật cổ đại giữ khoảng cách với phần còn lại của thế giới, và chúng có thể sống sót sau các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Vào năm 1990, một loạt phim truyền hình đã mô tả các hòn đảo của New Zealand là “Moa's Ark”, phổ biến cái tên hấp dẫn của mô hình lâu đời về cách hình thành hệ sinh thái đầy chim của nó.

Vào cuối những năm 1990, các nhà khoa học đã nhận định rằng khoảng 25 triệu năm trước, có một thời kỳ nơi này đã chứng kiến những thay đổi về địa chất và khí hậu có thể đã nhấn chìm toàn bộ New Zealand xuống dưới nước. Một kịch bản như vật có thể quét sạch hầu hết các loài sinh vật trên đảo. Tuy nhiên, lý thuyết này, được gọi là "chết đuối Oligocen", bị một số nhà khoa học phản đối, gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi.

Hai lần, những làn "sóng chim" đã đến New Zealand
Hai lần, những làn "sóng chim" đã đến New Zealand (được đánh dấu bằng màu đỏ và màu xanh).

May mắn là các công nghệ mới đã xuất hiện để trả lời cho những câu hỏi đó. Bắt đầu từ việc chiết xuất và trình tự DNA từ các hóa thạch, sau đó so sánh DNA cổ đại với các bộ gen hiện đại và tạo ra cây họ về mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sống và đã tuyệt chủng. Điều này sẽ giúp xác định chính xác khi hai loài tách ra khỏi tổ tiên chung của chúng, một dữ liệu hữu ích trong việc giải quyết cuộc chiến về lịch sử địa chất của New Zealand.

Năm 2005, một nhóm các nhà khoa học đã công bố một bài báo so sánh trình tự DNA chiết xuất từ hai hóa thạch đại bàng Haast với bộ gen của 16 con đại bàng hiện đại. Họ xác định rằng họ hàng gần nhất còn sống của loài chim đã mất tích này bao gồm các loài ở Úc, đúng như dự đoán. Dữ liệu bộ gen cho thấy cây gia đình đã tách ra trong vòng vài triệu năm qua. Phân tích sau đó đã đưa ra thời gian phân kỳ vào khoảng 2,2 triệu năm trước.

Như vậy, giả thuyết được gọi là "chết đuối Oligocen" đã có một phần câu trả lời: Đại bàng dường như đã đến sau thời điểm dự kiến nhấn chìm. Tuy nhiên, một số các phân tích về một số loài New Zealand khác cho thấy thời gian phân kỳ theo thứ tự hàng chục triệu năm. Sau đó, một số loài vẫn tồn tại qua Oligocen.

Đến năm 2014, những bằng chứng về địa chất đã thuyết phục hầu hết các nhà khoa học. Đúng là phần lớn New Zealand đã bị nhấn chìm, tuy nhiên có những phần đất - chiếm khoảng 20% - vẫn nổi trên mặt nước, và những loài như đại bàng Haast, là những loài mới đến.

Nhiều bí ẩn mới được tiết lộ

Những phân tích di truyền đã tiết lộ một bí ẩn mới, điều mà thậm chí các nhà khoa học còn không nghĩ đến. Họ thường so sánh loài chim đã tuyệt chủng với đại bàng đuôi nêm, loài chim ăn thịt lớn nhất còn tồn tại ở Úc. Nó là một ứng cử viên hiển nhiên cho họ hàng gần nhất của đại bàng lớn. Tuy nhiên các gen cho thấy mối liên hệ chặt chẽ hơn với đại bàng thảo nguyên và đại bàng nhỏ, cả 2 loài này đều chỉ nặng khoảng gần 1kg.

Khám phá này cho thấy đại bàng Haast đã có một bước nhảy vọt về kích thước so với những họ hàng gần nhất của nó: tăng gấp 15 lần chỉ trong vòng 2 triệu năm. Đó là một tốc độ thay đổi đáng kinh ngạc.

So sánh xương chân đại Haast và các loại đại bàng khác
Những con đại bàng nhỏ, chỉ nặng 2 pound, là một trong những họ hàng gần nhất còn sống của đại bàng Haast khổng lồ

Như vậy, có thể cả ba con đại bàng đều có chung một loài tổ tiên chưa được biết đến với kích thước nằm ở đâu đó ở giữa. Còn con cháu của nó có thể đã biến đổi theo nhiều hướng khác nhau.

Một lưu ý khác, các nhà nghiên cứu cho rằng các loài chim ăn thịt khác trên đảo, chỉ săn những loài chim nhỏ nhất. Tuy nhiên, những loài chim moa với nhiều kích thước, nhưng quá lớn. Cho nên chỉ có những con đại bàng lớn nhất sẽ đủ sức để ăn thịt chúng.

Hiện họ đang hướng đến việc so sánh bộ gen của các loài đại bàng khác nhau để xác định chính xác gen nào đã thay đổi để tạo điều kiện cho đại bàng Haast phát triển nhanh chóng như vậy.

Ngoài đại bàng Haast, lịch sử sinh thái của New Zealand cũng đã mở ra những hiểu biết mới. Một loài chim New Zealand đã tuyệt chủng thứ hai, được biết đến với tên gọi Eyles's harrier, là loài chim cảnh lớn nhất được biết đến trong lịch sử. Chúng dường như cũng đã tiến hóa từ một loài chim nhỏ hơn. Theo báo cáo mới nhất thì họ hàng gần nhất của chim ưng Eyles nhỏ hơn gần 5 lần. Cả hai loài chim này có thể đã tách ra khỏi tổ tiên chung của chúng khoảng 2,4 triệu năm trước, gần với thời gian phân hóa của đại bàng Haast.

Cập nhật: 16/09/2022 Theo Báo Đất Việt/VnReview
  • 1.562