Phát hiện loài thương long mới sở hữu cá miệng của loài cá sấu

  •  
  • 230

Mosasaurus (thương long) là động vật săn mồi hàng đầu ở đại dương vào cuối kỷ Phấn trắng. Chúng không chỉ có kích thước khổng lồ mà còn sở hữu bản tính vô cùng tàn ác và phải mất gần 20 triệu năm, họ này mới có thể tiến hóa từ đất liền tiến vào đại dương và trở thành kẻ đứng đầu trong chuỗi thức ăn dưới đại dương và tạo nên huyền thoại về động vật có xương sống trên cạn quay trở về cuộc sống thủy sinh.

Mặc dù họ thương long đã biến mất trong cuộc đại tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng, nhưng các hóa thạch của họ này lại được tìm thấy trên khắp thế giới, điều này chứng tỏ trong quá khứ, họ này đã phát triển rất mạnh và đa dạng. Morocco, nằm ở Tây Bắc Châu Phi được coi là nguồn cung cấp hóa thạch thương long quan trọng nhất trên thế giới ngày nay, trong đó lưu vực Oulad Abdoun là khu vực tập trung nhiều hóa thạch thương long nhất ở Morocco.

Hộp sọ thương long dài tới 1 mét
Tại một mỏ phốt phát ở Morocco, các thợ mỏ đã phát hiện được một hộp sọ dài tới 1 mét, sở hữu chiếc mõm gần như cá sấu nhưng to lớn và đáng sợ hơn nhiều. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Alberta (Canada) sau đó đã tiếp quản khu vực này và phát hiện ra đây là một loài hoàn toàn mới.

Vào năm 2020, các nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu hóa thạch thương long từ lưu vực Oulad Abdoun và xuất bản một nghiên cứu có hệ thống trên Tạp chí Cổ sinh vật học có tên “A new species of longirostrine plioplatecarpine mosasaur (Squamata: Mosasauridae) from the Late Cretaceous of Morocco, with a re-evaluation of the problematic taxon 'Platecarpus' ptychodon", và họ đã đặt tên cho loài thương long độc đáo này là Gavialimimus.

Theo báo cáo trên tạp chí Systematic Paleontology, loài thương long mới có tên khoa học là Gavialimimus almaghribensis, sống cách đây khoảng 66 - 72 triệu năm. Chúng có mõm dài, hẹp với những chiếc răng đan xen vào nhau giống như cá sấu.

Hóa thạch của loài này bao gồm một hộp sọ dài hơn 1 mét, và chính hộp sọ này đã thể hiện sự đặc biệt của nó trong họ thương long. Điều đặc biệt của sọ này là mõm của nó dài và nhọn, thoạt nhìn rất giống với cá sấu, trong miệng của loài Gavialimimus có hai hàng răng sắc nhọn, khi ngậm miệng lại, các răng tạo thành một khối liên kết, rất thích hợp để săn những loài như cá da trơn, mực ống và các động vật thủy sinh khác.

Hộp sọ Gavialimimus almaghribensis
Mỗi loài trong họ thương long đều có thể tiến hóa để săn những con mồi cụ thể hoặc hình thành một phong cách săn mồi riêng biệt. Ví dụ, loài Globidens simplex có những chiếc răng to tròn, rất thích hợp để nghiền động vật có vỏ. Trong khi đó, cấu trúc mõm và hàm răng của Gavialimimus almaghribensis sẽ giúp nó bắt những con cá di chuyển nhanh nhẹn.

Chiếc mõm dài phản ánh loài thằn lằn biển này có khả năng thích nghi với một kiểu săn mồi chuyên biệt
Chiếc mõm dài phản ánh loài thằn lằn biển này có khả năng thích nghi với một kiểu săn mồi chuyên biệt, hoặc một sự phân vùng thích hợp trong hệ sinh thái có quá đông những kẻ săn mồi khổng lồ cạnh tranh thức ăn, không gian và tài nguyên.

Mặc dù chỉ tìm thấy hộp sọ của một con Gavialimimus nhưng dựa vào cấu tạo cơ thể của họ hàng gần của nó, các nhà cổ sinh vật học phỏng đoán rằng nó có thân hình mập mạp với chiều dài cơ thể chưa đến 10 mét. Chiếc đuôi với vây đuôi lớn và bốn chân chèo cho thấy loài Gavialimimus đã hoàn toàn thích nghi với cuộc sống dưới đại dương, có thể bơi nhanh trong nước để đuổi theo con mồi hoặc tránh nguy hiểm.

Catie Strong, thạc sĩ cổ sinh vật học từ Đại học Alberta, Canada, người tham gia nghiên cứu, cho biết: "Cấu trúc cơ thể như vậy có thể đảm bảo rằng nó có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh với các động vật ăn thịt khác. Các loài bò sát có khả năng thích nghi với các kiểu săn mồi cụ thể và sự phân chia thích hợp trong một hệ sinh thái rộng lớn. Sở hữu cái mõm mảnh mai và hàm răng đan vào nhau có thể giúp nó bắt được những con mồi di chuyển nhanh". 

Gavialimimus đại diện cho một tập tính săn mồi cụ thể trong môi trường sinh thái biển, và mục tiêu của nó là các loài cá hoặc động vật chân đầu dồi dào trong đại dương. Ưu điểm của những loài động vật này là tốc độ và cấu trúc cơ thể của Gavialimimus lại tiến hóa để phù hợp với những cuộc săn đuổi tốc độ cao.

Gavialimimus sống vào cuối kỷ Phấn trắng từ 72 đến 66 triệu năm trước, sống ở Morocco ngày nay. Vào thời điểm đó, một vùng biển nông phong phú bao phủ Morocco ngày nay, cung cấp môi trường lý tưởng cho sự sinh tồn của một số lượng lớn các loài động vật thủy sinh. Có rất nhiều loài khủng long khác nhau sống ở vùng biển nông này bao gồm cả những loài săn mồi hàng đầu trong họ mosasaur.

Đến nay đã có hơn 10 loài thương long được xác định khắp thế giới.
Đến nay đã có hơn 10 loài thương long được xác định khắp thế giới. Chúng có thể dài tới 17 mét và đều tụ hội ở vùng biển nay là Morocco. Tại mỏ phốt phát nơi phát hiện ra loài mosasaur sở hữu cái miệng của cá sấu, người ta cũng từng phát hiện nhiều hóa thạch kỷ Phấn Trắng khác.

Thương long là một họ động vật biển lớn đã tuyệt chủng.
Thương long là một họ động vật biển lớn đã tuyệt chủng. Các hóa thạch đầu tiên được phát hiện trong mỏ đá vôi ở Maastricht, Meuse năm 1764. thương long hiện được xem là họ có quan hệ gần gũi nhất với rắn, do phân tích nhánh đã tính gộp dựa trên các đặc điểm tương đồng về hàm và hộp sọ. thương long cũng có quan hệ gần gũi với các loài kỳ đà sống trên cạn. Chúng có thể đã tiến hóa từ bò sát có vảy bán thủy sinh (Aigialosaur), các loài này có hình dạng giống với kỳ đà ngày nay trong Kỷ Creta sớm. Trong suốt 20 triệu năm cuối của kỷ Creta (Turon-Maastricht), do sự tuyệt chủng của các Ichthyosaur và Pliosaur, Mosasaur đã trở thành những loài săn mồi thống trị ở biển cả.

Cập nhật: 26/05/2021 Theo Trí Thức Trẻ
  • 230