Phát hiện mới về lịch sử của ngành nông nghiệp tại lục địa Á-Âu

  •  
  • 235

Theo một khảo sát mới của dữ liệu đồng vị phóng xạ từ lục địa Á-Âu, nền nông nghiệp tại đây ra đời sớm hơn so với suy nghĩ của các nhà khoa học.

Để xác định những đặc trưng của thay đổi về chế độ ăn uống cổ đại của những người dân du cư Á-Âu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tích định lượng để nghiên cứu dữ liệu đồng vị phóng xạ từ xương của động vật và con người cổ đại.

Phân tích này – được đăng trên tạp chí Scientific Reports tuần này – đã giúp các nhà nghiên cứu chỉ ra thời điểm chấp nhận các sản phẩm nông nghiệp mới trong thời Đồ sắt sớm. Bằng cách dựng lên những đặc trưng địa lý và thời gian của những thay đổi về chế độ ăn uống, các nhà nghiên cứu cũng có thể xác định sự mở rộng của các mạng lưới xã hội chính trị thuở đầu.

Nền nông nghiệp Á-Âu ra đời sớm hơn so với suy nghĩ của các nhà khoa học.
Nền nông nghiệp Á-Âu ra đời sớm hơn so với suy nghĩ của các nhà khoa học.

Alicia Ventresca Miller, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck tại Đức, cho biết: “Hiểu biết của chúng tôi về tốc độ lan truyền hoa màu ra khắp thảo nguyên Á-Âu đã cực kỳ mơ hồ một phần do việc tập trung vào khai quật các nghĩa trang chứ không phải các khu định cư nơi người ta vứt đồ ăn đi”.

Miller đã tiến hành nghiên cứu trong lúc làm việc tại Đại học Kiel.

Miller cho biết: “Dù khi khai quật các điểm định cư, việc bảo tồn các di tích bị đốt thành than thường rất yếu kém. Đây là điều khiến các cuộc phân tích đồng vị ổn định về di cốt người từ khu vực này trung thực tới vậy – nó mang tới những kiến thức trực tiếp về động lực chế độ ăn uống của những người chăn cừu cổ xưa sinh sống trong rất nhiều môi trường đa dạng".

Các nhà nghiên cứu đã xác định sự phát triển của những cơ cấu xã hội chính trị lớn hơn, phức tạp hơn khắp lục địa Á-Âu trong thời Đồ sắt, khoảng 1.000 năm TCN, trùng với một sự gia tăng trong số lượng tiêu thụ hạt kê, loại thóc đầu tiên được canh tác tại Trung Quốc từ 3.000 năm TCN.

Nhưng hạt kê không phải là phổ biến ở lục địa Á-Âu. Các nhà nghiên cứu đã xác định các nhóm trong Trans-Urals tập trung vào việc canh tác lúa mì và lúc mạch, trong khi dân cư ở tây nam Siberia ăn chủ yếu là các sản phẩm động vật đồng cỏ, cũng như các loài cây dại có sẵn của địa phương và cá. Các nhóm ở Mông Cổ không bắt đầu ăn hạt kê cho đến thời Đồ sắt muộn, vào cùng thời gian đó, đế chế dân du cư Xiongu đã nổi dậy nắm quyền và trị vì.

Miller cho hay: “Điều này đặc biệt thú vị vì nó cho thấy các cộng đồng ở Mông Cổ và Siberia đã chọn chuyển sang nền nông nghiệp hạt kê, trong khi tiếp tục tham gia các cộng đồng láng giềng".

Cập nhật: 13/06/2019 Theo Dân Trí
  • 235