Phát hiện mới về sao chổi bí hiểm 17P/Holmes

  •  
  • 1.029

Với đường kính đo được khoảng 2,7 triệu km gồm bụi và khí, sao chổi 17P/Holmes dường như đang "phình to" và chỉ trong một tuần đã có đường kính lớn gấp đôi so với Mặt Trời (có đường kính 1,39 triệu km).

Không những thế, ngôi sao được đặt theo tên nhà thiên văn học người Anh Edwin Holmes này cũng đang tỏa sáng bất thường, trở thành một trong những ngôi sao lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời, có thể nhìn rõ bằng mắt thường vào ban đêm.

Hiện tượng này đang trở thành tâm điểm chú ý của giới thiên văn thế giới trong vài tuần qua, song cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân.

Phóng viên TTXVN tại Berlin (Đức) dẫn lời Tiến sĩ Maciej Mikolajewski thuộc Trung tâm Thiên văn học Torun (Ba Lan) cho biết nhiều nhà khoa học nhận định việc sao chổi 17P/Holmes "nở ra" và có độ sáng bất thường là do ngôi sao này đã di chuyển vào một hành tinh nào đó và đây là một hiện tượng rất hiếm trong thiên văn học.


(Ảnh: Sstronomia.pl)

Thông thường, các sao chổi tăng độ lớn và độ sáng khi chúng tiến gần hơn về phía Mặt Trời, đồng thời chúng thường trở nên lớn hơn khi được hấp thụ năng lượng Mặt Trời và đuôi của chúng có thể kéo dài hàng nghìn cây số. Trong khi đó, sao chổi 17P/Holmes lại tăng gấp đôi đường kính và sáng hơn khi đang ở rất xa Mặt Trời, do đó có thể bác bỏ nguyên nhân có sự tác động của Mặt Trời.

Sao chổi 17P/Holmes được nhà thiên văn học Edwin Holmes phát hiện bằng mắt thường vào năm 1892. Ngày 7/11 vừa qua, ngôi sao có chu kỳ quay quanh Mặt Trời 7 năm này đã bắt đầu di chuyển xa dần Trái Đất và dự kiến sẽ quay trở lại vào năm 2014. 


(Ảnh: Sstronomia.pl)

Theo TTXVN, Tiền phong
  • 1.029