Phát hiện một hành tinh bị mất toàn bộ bầu khí quyển sau một va chạm thiên thạch cực lớn

  •  
  • 1.573

Một nhóm do các nhà nghiên cứu tại MIT đã phát hiện ra bằng chứng về một vụ va chạm hành tinh lớn trong một hệ sao gần đó được gọi là HD 17255.

Trong hệ sao đó, các nhà nghiên cứu tin rằng một hành tinh có kích thước tương tự như Trái đất và một vật thể tác động nhỏ hơn có thể đã va chạm lần cuối cùng cách đây 200.000 năm.

HD 17255 gần với Hệ Mặt trời của chúng ta khi chỉ cách Trái đất khoảng 95 năm ánh sáng.
HD 17255 gần với Hệ Mặt trời của chúng ta khi chỉ cách Trái đất khoảng 95 năm ánh sáng.

Kết quả của vụ va chạm này dẫn tới bầu khí quyển của hành tinh gần như bị biến mất. Dù kiểu va chạm này thường khá xảy ra và phổ biến trong Hệ Mặt trời nhưng hiếm khi người ta có thể quan sát trực tiếp. Trong Hệ Mặt trời của chúng ta, những vụ va chạm kiểu này đã xảy ra có thể kể đến như Mặt trăng được tạo ra trong vụ va chạm giữa Trái đất và một thiên thể khác thuở sơ khai mới hình thành.

HD 17255 gần với Hệ Mặt trời của chúng ta khi chỉ cách Trái đất khoảng 95 năm ánh sáng. Ngôi sao ở trung tâm của nó được gọi là HD 172555 và nó có tuổi đời khoảng 23 triệu năm. Các nhà nghiên cứu tin rằng bụi của ngôi sao có dấu vết của vụ va chạm này.

Các nhà thiên văn học đã quan sát thêm bằng chứng về một vụ va chạm lớn xung quanh ngôi sao, đồng thời xác định rằng vụ va chạm có thể xảy ra giữa một hành tinh trên mặt đất có kích thước xấp xỉ Trái đất và một tác nhân va chạm nhỏ hơn cách đây ít nhất 200.000 năm trước. Vụ va chạm được cho đã xảy ra với tốc độ hơn 35.405km/h.

Một trong những khám phá quan trọng nhất trong nghiên cứu là tác động cực kỳ lớn của vụ va chạm đã thổi bay một phần bầu khí quyển của hành tinh đó. Sự kiện đó sẽ giải thích tại sao có khí và bụi quay quanh ngôi sao. Tác giả chính của nghiên cứu Tajana Schneiderman cho biết, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện bầu khí quyển của một hành tinh bị biến mất do tác động của vụ va chạm.

Cập nhật: 01/11/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
  • 1.573