Phát hiện ống dung nham khổng lồ, có thể gây đảo cực từ trường Trái Đất

  •   4,47
  • 4.786

Đảo cực chắc chắn sẽ gây tác hại không ít cho con người, nhiều người còn xem đó là "ngày tận thế" của Trái Đất.

Chúng ta đều biết rằng từ trường của Trái Đất được sinh ra bởi lớp lõi chất rắn nóng chảy gồm sắt và niken. Tại nhân Trái Đất nhiệt độ của nó có thể lên tới 5.700 độ C (nóng xấp xỉ bề mặt Mặt Trời).

Vào thời kỳ cuối Kỷ Băng Hà cách đây 41.000 năm từng xảy ra hiện tượng đảo cực từ trường trong khoảng vài trăm năm. Khi ấy, nếu bạn có một chiếc la bàn thì kim chỉ của nó sẽ bị đảo ngược hướng!

Ảnh minh họa chiếc đèn nham thạch với những quả cầu nóng chảy di chuyển theo chu kỳ lên xuống.
Ảnh minh họa chiếc đèn nham thạch với những quả cầu nóng chảy di chuyển theo chu kỳ lên xuống. (Ảnh Shutterstock/mikeledray).

Đây là hiện tượng xảy ra một vài lần trong suốt lịch sử hình thành Trái Đất và giờ đây nghiên cứu mới cho thấy điều này có thể tái diễn mà nguyên nhân chính gây ra nó tương tự như một chiếc đèn nham thạch khổng lồ.

Bên trong chiếc đèn này là các giọt chất rắn nóng chảy di chuyển lên xuống một cách có chu kỳ.

Theo các nhà khoa học, vùng phía trên cực Bắc của Trái Đất giống như một chiếc đèn dung nhảm khổng lồ, mà bên trong chứa các chất rắn lỏng di chuyển lên xuống đều đặn và điều này sẽ làm cho từ trường của Trái Đất bị thay đổi, thậm chí đảo cực.

Nhà nghiên cứu Địa chấn học Toàn cầu (Global Seismology) Paula Koelemeijer làm việc tại Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện ra điều này khi thu nhận tín hiệu địa chấn bất thường từ các trận động đất.

Bằng việc nghiên cứu tín hiệu từ những trận động đất lớn, mà cụ thể là hình dáng và tốc độ của các sóng địa chấn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra từ trường Trái Đất đang thay đổi.

Quá trình đảo cực sẽ khiến cho vị trí cực Nam và Bắc thay đổi.
Quá trình đảo cực sẽ khiến cho vị trí cực Nam và Bắc thay đổi. (Ảnh NASA).

Quá trình đảo cực sẽ diễn ra theo một quá trình, khi mà từ trường ở hai cực suy yếu và đổi chỗ cho nhau, sau đó từ trường sẽ lại mạnh lên khi kết thúc quá trình này.

Như vậy, trong quá trình đảo cực, Trái Đất giống như một chú rắn đang lột da vậy, đây sẽ là lúc Trái Đất "yếu nhất" vì không có lớp từ trường đủ mạnh, đóng vai trò là chiếc áo giáp ngăn chặn các cơn bão Mặt Trời đi vào khí quyển.

Cấu tạo bên trong Trái Đất.
Cấu tạo bên trong Trái Đất. (Ảnh Kelvinsong).

Quá trình đảo cực diễn ra khoảng vài triệu năm mỗi lần mà cũng có thể hàng chục triệu năm, sự bất thường của nó là điều mà trình độ khoa học của chúng ta vẫn chưa thể dự đoán được.

Nhưng nhiều chuyên gia dự đoán rằng trong vòng 2000 năm tới, Trái Đất sẽ đảo cực một lần nữa, khi đó tác động của nó tới hoạt động của con người, nhất là hệ thống thông tin liên lạc sẽ bị tàn phá, ảnh hưởng tới kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.

Nghiên cứu được công bố trên trang The Conversation.

Cập nhật: 19/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,47
  • 4.786