Phát hiện ra vị giác thứ 6 của con người

  •  
  • 3.810

Vị giác này giúp con người nhận biết được vị của cacbonhydrat và chất béo.

Đã từ lâu, chúng ta đều biết rằng, lưỡi có thể phân biệt được các vị chính bao gồm: mặn, ngọt, chua và đắng. Umami, vị mặn pha ngọt thường có trong bột ngọt sau đó được thêm vào danh sách này cách đây 7 năm. Và từ đó đến nay, danh sách 5 vị này chưa từng được thay đổi.

Các nhà nghiên cứu của ĐH New Zealand mới đây đã chỉ ra, ngoài việc nhận diện vị ngọt, chua, mặn, đắng, chát thì lưỡi của chúng ta còn có vị giác thứ 6. Đó là khả năng phát hiện ra carbohydrate - những chất dinh dưỡng phân hủy thành đường và nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Theo đó, carbohydrate đã kích hoạt vùng não mà không hề bị ảnh hưởng bởi chất làm ngọt nhân tạo, ngay cả khi con người chỉ nếm mà không nhai hay nuốt chúng.

Vị giác thứ 6 giải thích nguyên nhân vì sao một số người rất thích ăn đồ béo.
Vị giác thứ 6 giải thích nguyên nhân vì sao một số người rất thích ăn đồ béo. (Nguồn ảnh: shuttesstock).

Tiến sĩ Nicholas Gant đến từ Đại học Auckland (New Zealand) cho biết: "Miệng là cơ quan cảm giác nhạy cảm hơn chúng ta nghĩ. Lưỡi ở trong miệng có thể phân biệt được carbohydrate và chất làm ngọt nhân tạo, ngay cả khi chúng có hương vị giống nhau".

Gant cùng đồng nghiệp đã tiến hành cuộc thử nghiệm với 10 tình nguyện viên. Ông yêu cầu họ súc miệng với 3 loại dung dịch: dung dịch carbohydrate ngọt - dung dịch ngọt không chứa carbohydrate - dung dịch không ngọt, không chứa carbohydrate.

Sau đó, Gant sẽ chụp cộng hưởng từ phần não của những tình nguyện viên và so sánh hình ảnh quét não thu được để nghiên cứu. Kết quả là, khi các đối tượng nghiên cứu súc miệng bằng dung dịch carbohydrate ngọt, vùng não kiểm soát thị giác, cảm giác, với sự thỏa mãn, hoạt động cơ sẽ kích hoạt mạnh hơn so với khi sử dụng 2 dung dịch còn lại.

Nghiên cứu trước đây chỉ ra ở một số loài gặm nhấm có thể phân biệt được các loại đường cùng mật độ năng lượng khác nhau trong thực phẩm. Do đó, một khả năng tương tự rất có thể được đề xuất ở con người.

Bên cạnh đó, vận dụng những cuộc kiểm nghiệm vị giác, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Deakin đã phát hiện ra rằng, con người có thể nhận biết được vị của chất béo thông qua thành phần hóa học hơn là bởi mùi của chúng.

Con người có thể nhận biết được vị của chất béo thông qua thành phần hóa học hơn là bởi mùi của chúng.
Con người có thể nhận biết được vị của chất béo thông qua thành phần hóa học hơn là bởi mùi của chúng.

Keast và nhóm nghiên cứu đã chọn 1 số tình nguyện viên nếm thử nhiều loại axit béo có trong các loại thực phẩm thông thường, trộn lẫn với sữa không béo để giấu đi vị của chúng. Kết quả cho thấy cả 33 người nếm thử đều phát hiện ra vị của chất béo nhưng ở những mức độ khác nhau nhưng đều có cảm giác dễ chịu.

Phát hiện trên cũng mở ra những phương pháp mới trong việc điều trị căn bệnh béo phì bởi những người "nhạy" với chất béo thường có xu hướng ăn ít đồ béo hơn và có chỉ số cơ thể thấp hơn. Keast cho hay, cũng giống như các loại vị khác, mức độ nhạy cảm với chất béo cũng khác nhau đối với mỗi cá nhân. "Tôi có thể rất nhạy cảm với những vị ngọt, trong khi một số người khác lại có thể không có cảm giác đó. Và vị béo cũng tương tự", Keast cho biết.

Carbohydrate cấu tạo nên hầu hết các vật chất hữu cơ trên Trái Đất do các vai trò bao quát của chúng trong tất cả các dạng sống. Đầu tiên là tồn tại ở dạng dự trữ năng lượng, nhiên liệu và chất trao đổi trung gian. Thứ 2, các loại đường ribose và deoxyribose tạo thành một phần trong cấu trúc của ARN và ADN. Thứ 3, polysacarit là các thành phần cấu trúc của thành tế bào vi khuẩn và thực vật.
Cập nhật: 07/09/2016 Theo khampha
  • 3.810