Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh có cấu trúc giống như quả Ðịa Cầu nhất cho tới nay nằm gần trung tâm của giải Ngân Hà.
|
Nhiều hành tinh sẽ được phát hiện nhờ kỹ thuật microlensing |
Nghe nói là hành tinh này gồm có đá và nhiệt độ vào khoảng trừ 200 độ C, và ở xa hành tinh mẹ khoảng ba lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trời.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra hành tinh này nhờ một kỹ thuật gọi là microlensing -- tức là kỹ thuật sử dụng ánh sáng của một ngôi sao bị uốn cong bởi từ trường của một ngôi sao yếu hơn đứng trước nó.
Giáo sư Michael Bode, thuộc trường đại học John Moores ở Liverpool, nói rằng đây là một bước quan trọng khác trong công cuộc tìm kiếm xem coi có đời sống trên các hành tinh khác.
Ông nói : "
Ðiều mà chúng tôi muốn thực hiện trong khuôn khổ của dự án này là tìm các hành tinh giống như là quả địa cầu đang bay chung quỹ đạo của các ngôi sao khác".
"
Ðây là bước quan trọng trong chiều hướng này và kỹ thuật micro-lensing mà chúng tôi sử dụng là cách duy nhất trong lúc này giúp con người phát hiện ra các hành tinh loại này từ trái đất".
"
Hành tinh mà chúng tôi phát hiện không phải là hành tinh mà chúng ta có thể tìm thấy sự sống trên đó, bởi vì nhiệt độ trên đó quá lạnh".
Hành tinh này được gọi bằng mã số OGLE-2005-BLG-390Lb, mất khoảng 10 năm mới xoay quanh quỹ đạo của hành tinh mẹ, một ngôi sao nhỏ màu đỏ giống như Mặt Trời nhưng lạnh hơn và nhỏ hơn.
Kỹ thuật microlensing được sử dụng để phát hiện ra hành tinh này đã được nhà bác học Albert Einstein nghĩ ra lần đầu hồi năm 1912.
Khám phá lần này là công trình chung của ba nhóm sử dụng kỹ thuật microlensing, có tên là PLANET/RoboNet, OGLE và MOA, quy tụ các khoa học gia từ 12 nước.
Cho tới nay, có khoảng 160 hành tinh đã được phát hiện bên ngoài Thái dương hệ, tuy nhiên chỉ có ba hành tinh đã được xác định vị trí nhờ kỹ thuật microlensing.
Các nhà khoa học đang cố phát hiện thêm nhiều thế giới mới nhờ kỹ thuật microlensing và họ cũng tìm cách cải tiến kỹ thuật này.