Phát hiện "vật liệu sự sống" trên vật thể lạ tỏa cực quang màu tím

  •  
  • 626

Một nghiên cứu vừa được công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society khẳng định đã tìm thấy phốt pho và flo trong các hạt rắn thu được từ quầng coma (vỏ bọc mờ xung quanh sao chổi) của 67P/ Churymov/Gerasimeko, hay còn gọi là sao chổi Rosetta/sao chổi hình con vịt.

/photos/image/2020/12/01/sao-choi-Rossetta-200.jpg
Sao chổi hình vịt là một vật thể đầy bí ẩn từ Hệ Mặt trời sơ khai - (Ảnh: ESA)

Cho dù phốt pho và flo là 2 nguyên tố rất thường gặp trên Trái đất. Nhưng việc nó xuất hiện trên một vật thể ngoài hành tinh là vô cùng đặc biệt, vì chúng chính là 2 trong số những "hạt giống sự sống". Các nghiên cứu trước đây cho thấy một số nguyên tố, bao gồm 2 nguyên tố nói trên đã được các sao chổi và tiểu hành tinh đem đến Trái đất sơ khai. Những thứ đó tạo nên cái gọi là "khối xây dựng sự sống", rồi thông qua các phản ứng phức tạp phát triển thành sự sống đơn bào sơ khai, sau đó tiếp tục tiến hóa thành thế giới động thực vật đa dạng ngày nay.

Các "vật liệu sự sống" này được các tác giả gọi chung là "CHNOPS". Tờ Sci-News trích lời tiến sĩ Harry Lehto từ Khoa Vật lý thiên văn, Đại học Turku, tác giả chính của nghiên cứu: "Trong đó, phốt pho được tìm thấy trong pha khí của sao chổi dưới 3 dạng: phốt pho nguyên tố, phốt pho monoxide và carbon monofluoride".

Theo tiến sĩ Lehto, sự xuất hiện của các nguyên tố CHNOPS cần thiết cho sự sống trên sao chổi cho thấy nó có thể là một đối tượng tiềm năng đã từng "gieo mầm" sự sống trên Trái đất trẻ. Bởi lẽ vật thể bí ẩn hình con vịt này đã được xác định là có từ đĩa tiền hành tinh của Mặt Trời non trẻ, tức lâu đời hơn cả Trái đất.

Nghiên cứu trên một lần nữa cung cấp mảnh ghép quý giá cho câu hỏi muôn đời của loài người: "Chúng ta đến từ đâu?". Trong đó, giả thuyết về nguồn gốc ngoài hành tinh của muôn loài đang dần được củng cố.

Cách đây vài tháng, tàu vũ trụ của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) đã xác định được cực quang tím kỳ lạ bao vây vật thể hình con vịt này, cho thấy cách nó tương tác với các hạt trong gió mặt trời.

Cập nhật: 01/12/2020 Theo NLĐ
  • 626