Phát triển mạng thần kinh nhân tạo "giống thật" bằng điện trở ký ức

  •  
  • 1.157

Một mạng lưới nơ ron nhân tạo xây dựng trên những "điện trở ký ức" plastics memristors với cấu trúc "giống" tế bào não vừa được các nhà phát triển thành công bởi các nhà khoa học Ý và Nga, hứa hẹn sẽ thay thế cho bán dẫn silicon truyền thống, đưa ý tưởng máy tính mô phỏng não người và trí thông minh nhân tạo tới gần với thực tế hơn.

Trước giờ người ta đã thực hiện nhiều dự án nhằm phát triển ra các mạng nơ ron thần kinh nhân tạo với khả năng tự học hỏi giống như não người. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất vẫn chưa vượt qua được chúng là tất cả đều sử dụng bán dẫn silicon vốn đã lỗi thời và có nhiều giới hạn nhất định. Vậy làm thế nào để tạo ra những con chip "giống não" hơn? Với mục tiêu đó, các nhà nghiên cứu Ý và Nga đã tạo ra một mạng nơ ron bằng những con "điện trở ký ức", một loại điện trở có khả năng nhớ được trở kháng trước đó của nó.

Các nhà nghiên cứu Ý và Nga đã tạo ra một mạng nơ ron bằng những con "điện trở ký ức".
Các nhà nghiên cứu Ý và Nga đã tạo ra một mạng nơ ron bằng những con "điện trở ký ức".

Thế hệ điện trở mới nói trên được cho là có khả năng hoạt động hiệu quả như các giao tiếp thần kinh và là những thành phần lý tưởng để phát triển nên mạng nơ ron thần kinh "đúng nghĩa", nơi mà quá trình truyền tín hiệu sẽ đạt được hiệu quả dài lâu hơn. Và quan trọng là, thế hệ chip này có những ưu điểm về vật liệu và công nghệ cho phép làm ra với kích thước rất nhỏ (trên lý thuyết là 10nm) mà không cần dùng tới những loại chất quá phức tạp. Theo đó, bạn có thể thiết kế một mạng nơ ron thần kinh với kích thước nhỏ như một con chip thông thường mà không cần yêu cầu thêm công nghệ phụ trợ mới.

Dù vậy, các nhà khoa học thừa nhận rằng đây chỉ mới là những bước đi đầu tiên của công nghệ này. Hiện tại một nguyên mẫu đầu tiên của con chip nói trên đã được tạo ra nhưng với kích thước khá lớn, tới 1mm và nó chỉ mới học được những tác vụ cơ bản nhất. Tuy nhiên, tiềm năng của nó là rất lớn. Bên cạnh việc tạo ra những mạng nơ ron có hoạt động giống như não thật, nó còn cho phép tạo nên những hệ thống học hỏi và robot biết suy nghĩ, phân tích,... Đây là một công nghệ đầy hứa hẹn và nếu thành công, nó có thể sẽ sớm thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp máy tính trong tương lai.

Cập nhật: 01/02/2016 Theo Tinh Tế
  • 1.157