Phòng ngừa biến chứng khi cao huyết áp

Các cách tự nhiên đẩy lùi cao huyết áp
  •  
  • 4.119

Tăng huyết áp có thể khiến bệnh nhân bị đột quỵ, chảy máu não hoặc nhồi máu cơ tim. Theo bác sĩ Trương Thị Mai Hương, Bệnh viện Nguyễn Trãi, phòng cao huyết áp bằng cách kiểm soát cân nặng, vận động, hạn chế rượu bia, thuốc lá.

Phòng ngừa biến chứng khi cao huyết áp


Phòng ngừa biến chứng khi cao huyết áp

Các cách tự nhiên đẩy lùi cao huyết áp

  • 1. Tập thể dục hoặc duy trì thú vui cần vận động, mỗi ngày: Ngày càng nhiều người dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi ở bàn làm việc. BHF khuyên mọi người hãy dành ít phút để tập luyện, môn gì cũng được, ví dụ như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội… Các thú vui như làm vườn hay dắt chó đi dạo cũng có tác dụng tương đương.
  • 2. Giữ cân nặng: BHF khẳng định nhiều bệnh nhân cao huyết áp kèm thừa cân có thể chỉ cần giảm cân là huyết áp tự động trở về mức bình thường. Thực đơn để giữ cân nặng lành mạnh bao gồm 1/3 khẩu phần là rau và trái cây, 1/3 khác là tinh bột (cơm, bánh mì, mì, khoai…), 15% là sữa và các sản phẩm từ sữa, 12% là đạm (thịt, cá, trứng, các loại đậu…), 8% là thực phẩm giàu chất béo và đường – nhưng ít hơn càng tốt!
  • 3. Giảm muối: BHF khuyên người cao huyết áp chỉ bổ sung một ít muối tại bàn ăn chứ không nên nêm sẵn muối vào món ăn, để giảm lượng muối sử dụng. Ngoài ra, hạn chế tối đa thực phẩm mặn như phô mai, bơ, nước tương và các nước chấm mặn, cá khô, đồ chế biến sẵn, khoai tây chiên…
  • 4. Không uống nhiều bia rượu: Mỗi ngày không quá 3-4 đơn vị rượu Anh đối với nam giới và không quá 2-3 đơn vị rượu Anh đối với nữ giới. Một lon bia tương đương 2-3 đơn vị rượu Anh, tùy nồng độ, trong khi một ly vang 250 ml là gần 3 đơn vị.
  • 5. Cẩn thận với cà phê: Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cơ quan quản lý y tế hàng đầu nước này, cảnh báo rằng uống 4 tách cà phê mỗi ngày có thể gây hại cho người cao huyết áp. Bạn cần uống thêm nước lọc chứ không nên dùng cà phê hay các món đồ uống khác giàu caffein như trà, nước ngọt có caffein… để uống thay nước.
  • 6. Bạn có bị stress? Nghiên cứu gần đây của Đại học Công nghệ Michigan cho thấy giảm stress có thể giúp hạ huyết áp thần kỳ. Những người tình nguyện đã tham gia một buổi thiền, hoạt động được chứng minh là giảm stress hiệu quả và kết quả đo đạc trên các động mạch đã chứng minh mối liên hệ này. Bạn cũng có thể thử các hoạt động giảm stress khác mà mình yêu thích.
  • 7. Bỏ thuốc lá: Hút thuốc không phải nguyên nhân trực tiếp gây cao huyết áp nhưng làm tăng nguy cơ tích tụ các mảng bám bên trong động mạch, từ đó dẫn tới cao huyết áp. Một nghiên cứu gần đầy cho thấy một số người lập tức hạ được huyết áp sau khi bỏ thuốc.
  • 8. Ngủ nhiều hơn: Ngủ ít nhất 6 giờ mỗi đêm có thể giúp giảm huyết áp do giấc ngủ có tác dụng điều chỉnh hormone gây căng thẳng. Thiếu ngủ lâu dài làm rối loạn cơ chế điều chỉnh hormone này, bạn dễ stress hơn và từ đó dẫn tới cao huyết áp.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp, lên tăng xông) là một bệnh mãn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic), dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch.

Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp của bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. "Tăng huyết áp nguyên phát" chiếm 90–95% số ca tăng huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng huyết áp rõ ràng (vô căn). Khoảng 5–10% số ca còn lại (tăng huyết áp thứ phát) có nguyên nhân là một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết.

Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên.

Ăn kiêng và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu.

Cập nhật: 10/09/2019 Theo Vnexpress/NLĐ
  • 4.119