Phốt pho trắng gây cháy và tổn thương nghiêm trọng đến con người. Đây là được coi là một loại vũ khí gây cháy hoạt động theo nguyên tắc phản ứng hóa học.
Màn khói phốt pho trắng được Quân đội Hoa Kỳ khai hỏa trong một cuộc tuần tra vào sáng sớm ngày 6/11/2004 ở ngoại ô Fallujah, Iraq (CBS News).
Phốt pho trắng là một hóa chất được sử dụng đầu tiên trong công nghiệp. Do tính chất bốc cháy khi tiếp xúc với không khí, vì thế thế kỷ 19 chúng được sử dụng vào để sản xuất diêm và loại hóa chất này được thao túng bởi những người thương nhân giàu có.
Sau đó, phốt pho trắng được sử dụng trong lĩnh vực hoàn toàn mới là quân sự, từ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cụ thể, phốt pho trắng tạo ra các màn khói để che giấu các đợt hành quân của quân đội vào ban ngày. Trong khi, ban đêm, hóa chất này có tác dụng chiếu sáng chiến trường.
Ngoài ra, chúng còn được các quốc gia dùng làm chất nổ, trong các cuộc tàn phá và sản xuất bom cháy sử dụng đại trà, song song với sự ra đời của ngành hàng không quân sự.
Trong quân sự phốt pho trắng thường được các quốc gia nhồi vào bom, đạn (Ảnh: Middle East Monitor).
Bom phốt pho trắng thường được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là của quân đội Mỹ tại châu Âu chống lại quân đội thiết giáp Đức.
Phốt pho là một nguyên tố bề ngoài có màu hơi vàng, và bốc cháy khi tiếp xúc với không khí, đạt đến nhiệt độ khoảng 800 độ C và hơi của nó được tạo thành từ axit photphoric có tính ăn mòn cao, làm tổn thương nghiêm trọng cho các mô hữu cơ dẫn đến gây bỏng cấp độ ba, và khói có khả năng làm mù một người ngay khi tiếp xúc với mắt.
Một máy bay A-1E của Không quân Mỹ đang tấn công bằng vũ khí phốt pho trắng vào Việt Nam năm 1966 (Ảnh: National Museum of US Air Force).
Theo một tổ chức phi chính phủ, loại hóa chất này gây ra nguy cơ cháy nổ và tạo ra khí độc. Nguyên tố này sẽ "cháy đến tận xương tủy" và mức độ gây sát thương cho con người vô cùng lớn.
Hậu quả của loại vật phẩm này đối với người dân đặc biệt khủng khiếp, vì phốt pho trắng có thể gây cháy và ăn mòn trên 10% cơ thể người sẽ gây tử vong, ngoài ra con người hít phải cũng có thể gây phù phổi hoặc dẫn đến bất tỉnh.
Đây là được coi là một loại vũ khí gây cháy hoạt động theo nguyên tắc phản ứng hóa học (cháy đến tận "xương tủy" khi tiếp xúc với không khí).
Việc sử dụng phốt pho trắng trong chiến tranh không hoàn toàn cấm khi chúng không nhắm vào các mục tiêu dân sự, hay quân đội gần khu dân cư (Ảnh: Futura Sciences).
Do tác dụng gây cháy của nó, việc sử dụng phốt pho trong chiến tranh được quản lý chặt chẽ theo luật pháp quốc tế như Nghị định thư II của Công ước về một số loại vũ khí thông thường (CCW), có hiệu lực vào tháng 12/1983 có nội dung về việc hạn chế việc sử dụng vũ khí gây cháy, nhưng không hoàn toàn cấm.
Cụ thể, Nghị định thư quy định rằng, loại vũ khí sử dụng phốt pho trắng "bị cấm trong mọi trường hợp" chống lại dân thường, đồng thời khi các quốc gia có mục đích chống lại các mục tiêu quân sự gần các khu dân cư.
Văn bản quy định trên được ký bởi 115 quốc gia. Liên bang Nga và Ukraine đã phê chuẩn Nghị định thư III này vào năm 1982, dưới thời Liên Xô.
Trong thế kỷ 21, một số quốc gia đã bị cáo buộc sử dụng vũ khí gây cháy, chẳng hạn như quân đội Mỹ đã bị chỉ trích vì sử dụng bom phốt pho trắng trong cuộc tấn công vào Fallujah vào tháng 11/2004, bất chấp sự hiện diện của nhiều dân thường ở thành phố này của Iraq, bị tình nghi là hậu cứ cho các nhóm khủng bố.
Tháng 11/2005, tham mưu trưởng Mỹ, Peter Pace, sau khi có chuyến đi thực tế, đã đánh giá là "hợp pháp" việc sử dụng bom phốt pho trắng chống lại quân nổi dậy ở Iraq. "Việc sử dụng những vũ khí này nằm trong khuôn khổ của luật chiến tranh", ông cho biết.
Tiến sĩ Rola Hallam, bác sĩ điều trị cho các nạn nhân của vũ khí cháy ở Syria, cho biết trong một báo cáo, phốt pho trắng gây cháy tồi tệ hơn nhiều so với bất kỳ loại bỏng lửa hoặc bỏng thông thường nào.
"Chúng có thể đốt xuyên qua mọi thứ. Nếu chúng có thể đốt xuyên qua kim loại, thì thịt người còn hy vọng gì?", ông cho biết thêm.