Quần thể đền tháp Borobudur

Di sản văn hóa thế giới tại Indonesia
  •  
  • 3.039

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Quần thể đền tháp Borobudur của Indonesia là Di sản văn hóa thế giới năm 1991.

Borobudur là một quần thể đền tháp Phật giáo lớn ở miền trung đảo Java, Indonesia. Theo tiếng cổ Borobudur có nghĩa là "đền thờ Phật trên ngọn núi".

Borobudur là một quần thể đền tháp Phật giáo lớn ở miền trung đảo Java, Indonesia.

Đền Borobudur được xây dựng dưới vương triều Sailendra. Sailendra là một vương triều sùng đạo Phật (thế kỷ thứ 8,9). Đền được xây dựng trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, phía sau là một dãy núi màu lam, điều này càng khiến ngôi đền nổi bật.

Cả quần thể đền Borobudur gồm nhiều tháp nhỏ xung quanh và một tháp lớn cũng là điện thờ chính nằm ở trung tâm quần thể. Toàn bộ khu vực này được xây dựng cách chân đồi khoảng 16m. Ngôi đền to nhất có chiều cao 42m với 12 tầng tháp, chiều dài mỗi chân đền là 123m. Nhưng nếu đi hết các bậc thang, các hành lang của 12 tầng để lên đỉnh tháp thì phải dài đến 5 km.

Đền Borobudur được xây dựng dưới vương triều Sailendra.

Tầng thứ nhất của tháp chính hình vuông, mỗi cạnh hướng về một phía rõ rệt. Giữa mỗi cạnh có một khoảng trống rộng khoảng 7,38 m có hai con sư tử bằng đá chầu hai bên. Hình thù hai con sư tử này khá đồ sộ, chiều cao từ chân đến đỉnh là 1,7m kể cả bệ đá, chiều dài khoảng 1,26m và chiều rộng là 0,8m. Miệng sư tử há rộng, có bờm ở lưng, cổ và ngực, đuôi uốn cong ngược về phía sau nên nhìn tổng thể rất dữ tợn. Trong khu vực quần thể đền tháp Borobudur có tổng cộng 8 con sự tử đều được đúc và chạm trổ tinh xảo với hình dáng giống nhau.

Đền được xây dựng trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, phía sau là một dãy núi màu lam, điều này càng khiến ngôi đền nổi bật.

Tầng thứ hai của đền cách tầng thứ nhất 1,52m, không xây theo dạng hình vuông như tầng thứ nhất mà hình đa giác, có tổng cộng 20 cạnh. Tuy nhiên vẫn có bốn cạnh lớn hướng về bốn phương trời, giữa bốn cạnh lớn này lại có bốn tầng cấp. Hai bên tầng cấp có lan can uốn cong thể hiện độ tinh tế tuyệt vời. Cuối lan can là một đầu voi to, trong miệng voi lại ngoạm một con sư tử, còn đầu lan can kia là hình tượng của một đàn sư tử, mõm mở rộng, lưng tựa vào tường.

Từ tầng thứ ba trở lên tháp được xây dựng theo hình vuông nhưng đến ba tầng trên cùng lại được xây theo hình tròn. Trên mỗi tầng có nhiều hình ảnh được chạm khắc bên ngoài miêu tả các đền tháp, tượng phật...Trên cùng của tháp là mái tròn hình chuông.

Trên mỗi tầng có nhiều hình ảnh được chạm khắc bên ngoài miêu tả các đền tháp, tượng phật...

Tất cả các bậc thềm từ tầng một đến tầng chín đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trổ vô cùng công phu miêu tả về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mầu Ni, các vị Bồ tát, các anh hùng đã giác ngộ về Phật pháp, về thiên đàng và địa ngục. Xung quanh tháp chính còn nhiều tháp nhỏ cũng được xây dựng với những hình chạm khắc vô cùng tinh xảo, ngoài ra còn có nhiều tượng Phật nhỏ được đặt quanh sân ngôi đền.

Tất cả các bậc thềm từ tầng một đến tầng chín đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trổ vô cùng công phu miêu tả về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mầu Ni, các vị Bồ tát, các anh hùng đã giác ngộ về Phật pháp, về thiên đàng và địa ngục.

Sau khi vương triều Sailendra sụp đổ, ngôi đền tháp Borobudur đã bị bỏ hoang và dần rơi vào quên lãng trong suốt gần 10 thế kỷ. Cho đến tận năm 1814, một phái đoàn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu của Châu Âu do chính quyền Hà Lan ( thời đó đang đánh chiềm Indonesia) cử đến mới tiến hành nghiên cứu, tu bổ lại ngôi đền. Nhưng do ngôi đền bị bỏ hoang quá lâu nên đã đổ nát và hư hỏng nhiều. Năm 1970, Chính phủ Indonesia đã gửi thông điệp xin trợ giúp tới Unesco, và một bản thảo phục chế đền tháp Borobudur đã được hoàn tất. Công cuộc trùng tu, phục hồi đền tháp Borobudur có 600 nhà nghiên cứu, nhà lịch sử, khảo cổ và phục chế nổi tiếng trên thế giới tham gia. Và dự án trùng tu, phục chế đã được tiến hành trong suốt 12 năm, tiêu tốn mất gần 50 triệu đô la.

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Quần thể đền tháp Borobudur của Indonesia là Di sản văn hóa thế giới năm 1991.

Đến nay, đền tháp Borobudur đã được phục hồi nhưng không được toàn vẹn như trước. Dẫu vậy nhờ có sự giúp sức của đông đảo các nhà khoa học, lịch sử, khảo cổ... ngôi đền vẫn giữ được nét cổ kính, tôn nghiêm của một quần thể Phật giáo và là một trong những địa danh nổi tiếng nhất ở khu vực Châu Á.

Theo disanthegioi.info
  • 3.039