Angkor - Di sản văn hóa thế giới tại Campuchia

  •  
  • 4.314

Năm 1992, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc đã công nhận quần thể Angkor là Di sản văn hóa thế giới.

Angkor là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên khoảng 400 km2, bao gồm cả diện tích rừng Angkor Park. Nơi đây chứa đựng nhiều dấu tích tráng lệ của thủ đô qua các thời Đế quốc Khmer khác nhau,theo lịch sử ghi lại là từ thứ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể Angkor bao gồm các ngôi đền nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí điêu khắc của nó.

Angkor là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á.

Vào đầu thế kỷ thứ 9, hai quốc gia bao gồm lãnh thổ của Campuchia và Jayavarman II (một vị vua Khmer) - người đặt nền tảng của Đế quốc Khmer đã xây dựng nên và thiết lập nên Yashodapura - thủ đô của Đế quốc Khmer kể từ thế kỷ thứ 9 cho đến thế kỷ 15. Sau này Yashodapura được đổi tên thành Angkor.

Angkor trong tiếng Khmer cổ có nghĩa là kinh đô hay thành phố huyền diệu. Những di tích, đền đài nằm trong khu vực Siem Reap ngày nay là những công trình còn sót lại của kinh đô Angkor một thời. Những công trình này biểu hiện rõ nét một nền văn hóa, kiến trúc của người Khmer cổ. Vào thời kỳ đỉnh cao của văn minh Angkor thì khu vực thủ đô này có dân số khoảng 1 triệu người. Các vị vua Khmer trải qua nhiều triều đại đã xây dựng nên những công trình thủy lợi và đền đài vĩ đại trong đó điển hình là đền Angkor Wat.

Quần thể Angkor bao gồm các ngôi đền nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí điêu khắc của nó.

Khu vực Đông Nam Á đã có dân cư sinh sống từ thời kỳ đồ đá nhưng phải đến khi nền văn minh Angkor thực sự hình thành từ thế kỷ thứ I sau công nguyên, cuộc sống nơi đây mới phát triển. Ngày càng có nhiều các thương nhân từ Ấn Độ và Trung quốc tìm đến đây để trao đổi hàng hóa, buôn bán. Những nhà truyền đạo người Ấn Độ cũng theo những thuyền buôn sang đây truyền bá văn hóa, tôn giáo gồm cả đạo Hindu và đạo Phật. Chính vì thế văn hóa Angkor có rất nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Quần thể Angkor chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer cổ với một lối kiến trúc đặc sắc, nổi bật các giá trị nghệ thuật Khmer.

Quần thể Angkor chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer cổ với một lối kiến trúc đặc sắc, nổi bật các giá trị nghệ thuật Khmer. Quần thể Angkor đóng một vai trò quan trong trong quá trình tiến hóa đặc biệt của nó và có sức ảnh hưởng lớn đến các kiến trúc khác của Campuchia. Một yếu tố vô cùng quan trọng khác của Angkor là hệ thống thủy lợi được xây dựng qua nhiều triều đại. Hệ thống thủy lợi của khu vực đều dựa vào các hồ chứa lớn. Các hồ chứa này không chỉ giúp cho sinh hoạt của người dân trong khu vực mà còn giúp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của thủ đô Angkor.

Kiến trúc Khmer phát triển phần lớn từ của tiểu lục địa Ấn Độ, từ cái gốc đó nó nhanh chóng trở nên khác biệt rõ ràng với những đặc điểm riêng biệt khi kết hợp với văn hóa các nước. Kết quả là một chân trời nghệ thuật mới đã hình thành trong kiến ​​trúc phương Đông.

Kiến trúc Khmer phát triển phần lớn từ của tiểu lục địa Ấn Độ, từ cái gốc đó nó nhanh chóng trở nên khác biệt rõ ràng với những đặc điểm riêng biệt khi kết hợp với văn hóa các nước

Phế tích của Angkor nằm giữa rừng và vùng đất canh tác nông nghiệp về phía bắc của Biển Hồ (Tonle Sap) và phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp (Siem Reap) ngày nay (13°24'N, 103°51'E). Quần thể Angkor có đến trên 1000 ngôi đền với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.

Sau thế kỷ thứ 13, Angkor liên tiếp hứng chịu các cuộc xâm lăng của người Thái. Sau 7 tháng liên tiếp bị vây hãm ở Angkor, vị vua trị vì lúc bấy giờ là Ponjhea Yat đã quyết định cho dời đo từ Angkor về Phnom Penh. Việc dời đô này đánh dấu một bước ngoặt đó là chuyển từ nên kinh tế nông nghiệp sang kinh tế thương mại bởi vì Phnom Penh là nơi hợp lưu giữa các con sông. Khi thủ đô được chuyển đi, các đền đài tại Angkor vẫn tiếp tục hoạt động nhưng chức năng thì thay đổi dần theo thời gian. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, một số nhà thám hiểm và nhà truyền giáo phương Tây đã đến Angkor và phát hiện ra vẻ đẹp cũng như những giá trị kiến trúc lịch sử của khu vực quần thể này.

 Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1150 dặm vuông.

Năm 2007, các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng công nghệ chụp ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác để chụp lại quần thể Angkor. Sau đó kết luận rằng Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1150 dặm vuông. Thành phố cạnh tranh tiêu chí này gần nhất với Angkor là thành phố Tikal của văn hóa Maya ở Guatemala có tổng diện tích khoảng 50 km2.

Theo disanthegioi.info
  • 4.314