Quần thể đền đài Prambanan

Di sản văn hóa thế giới tại Indonesia
  •  
  • 2.405

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc đã công nhận Quần thể đền đài Prambanan của Indonesia là Di sản văn hóa thế giới năm 1991.

Prambanan là một quần thể đền thờ thần Hindu ở Trung Java, cách thành phố Yogyakarta khoảng 18 km về hướng đông. Prambana đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1991 do những yếu tố độc đáo của kiến trúc cũng như ý nghĩa văn hóa của đền.

Prambanan là một quần thể đền thờ thần Hindu ở Trung Java, cách thành phố Yogyakarta khoảng 18 km về hướng đông.

Đền Prambanan được xây dựng để thờ thần Trimurti. Trimurti là ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm thần sáng tạo Bram ham, thần duy trí Vishnu và thần hủy diệt Shiva. Cho đến hiện nay, quần thể Prambanan vẫn là đền thờ Hindu lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Theo tài liệu ghi chép của Shivagrha, Prambanan có lẽ bắt đầu được xây dựng từ năm 850 dưới thời Vua Rakai Pikatan của vương quốc Medang. Ngôi đền đầu tiên trong quần thể này là để thờ thần Shiva. Mục đích là để chứng tỏ nhà Sanjaya đã từ bỏ Phật giáo để quay về với Hindu.

Đền Prambanan được xây dựng để thờ thần Trimurti.

Người ta cho rằng Quần thể đền đài Prambanan được xây dựng nhằm ganh đua với các quần thể đền tháp Borobudur được xây dựng dưới triều đại Sailendra. Lý do là bởi các nhà khảo cổ trong quá trình nghiên cứu nhận thấy biểu tượng Shiva trong chính diện của ngôi đền chính.

Quần thể đền đài Prambanan được xây dựng dưới triều đại của Medang, nhưng được xây dựng tích cực nhất dưới thời vua Daksa và vua Tulodong. Xung quanh tháp chính là hàng trăm các đền tháp thấp hơn, theo tiếng Indonesia được gọi là Perwara.

Prambanan được coi là ngôi đền hoàng gia của vương quốc Medang. Nơi đây đã diễn ra nhiều nghi lễ tín ngưỡng và hiến tế. Các nhà học giả, khảo cổ qua quá trình nghiên cứu cho rằng vào thời kỳ hoàng kim của vương quốc có hàng nghìn tu sĩ Bà la môn và đệ tử của họ sống tại quần thể đền này. Trung tâm thành phố và triều đình của Medang nằm tại đồng bằng Prambanan. Đến năm 930, trung tâm chính trị của Medang được Vua Mpu Sindok dời tới Đông Java, cho đến nay các nhà sử học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của việc dời đô nhưng theo phỏng đoán có nhiều khả năng là do núi lửa Merapi ở phía bắc Prambanan phung trào, một số giả thuyết thì cho là do chiến tranh...kể từ đó ngôi đền Prambanan bị bỏ hoang và hư hỏng theo thời gian.

Prambanan được coi là ngôi đền hoàng gia của vương quốc Medang.

Toàn bộ quần thể đền đài Prambanan gồm nhiều đền tháp lớn, nhỏ với tháp chính giữa cao tới 47m. Đến thế kỷ 16, một trận động đất lớn xảy ra tại Indonesia đã khiến cho tháp chính và nhiều đền tháp nhỏ trong quần thể sụp đổ. Bởi không có kinh phí và không còn được quan tam như thời hoàng kim nên chính quyền địa phương thơì kỳ đó đã bỏ mặc khu phế tích này.

Vào năm 1811, dưới thời kỳ đô hộ của vương quốc Anh, nhà thám hiểm Collin Mackenzie đã tình cờ tới Prambanan và phát hiện ra quần thể đổ nát này. Ngay lập tức chính quyền vương quốc anh đã cho khám phá toàn bộ khu phế tích. Tuy nhiên sau đó, khu vực này không được trùng tu mà còn bị thực dân Hà Lan và Anh lấy trộm các bức phù điêu của đền về trang trí tại vườn nhà riêng của mình.

Trận động đất năm 2006 lại làm cho khu đền hư hỏng nghiêm trọng và hiện phải đóng cửa để phục dựng tránh gây nguy hiểm cho khách thăm quan.

Đến năm 1880, nhiều nhà khảo cổ tâm huyết đã tìm đến khám phá, nghiên cứu khu vực phế tích song những việc làm đó chỉ càng khiến cho quần thể đền tháp được biết đến nhiều hơn và các hiện vật bị trộm nhiều hơn. Cho đến tận năm 1918, việc trung tu, tôn tạo mới thực sự được bắt đầu và đến năm 1930 thì công việc này mới bắt đầu quy chuẩn với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Nhưng vì quá nhiều tác phẩm bằng đá, các bức phù điêu đã bị lấy mất nên việc phục chế không thể hoàn tất. Cho đến hiện nay, nhiều đến tháp nhỏ vẫn chưa được phục dựng lại, chỉ thấy nền móng xưa còn sót lại vẫn hiện rõ trên mặt đất.

Trận động đất năm 2006 lại làm cho khu đền hư hỏng nghiêm trọng và hiện phải đóng cửa để phục dựng tránh gây nguy hiểm cho khách thăm quan.

Theo disanthegioi.info
  • 2.405