“Rùng mình” loài cây chảy máu giống con người!

  •   52
  • 1.594

Mẹ thiên nhiên ban cho con người muôn vàn những điều tuyệt vời và cũng không thiếu những thứ kì lạ. Một trong số đó có lẽ phải nhắc tới loài cây khiến nhiều người ngỡ ngàng vì bị "chảy máu" khi cắt trên thân cây.

Được biết, loại cây đặc biệt này có tên là Corymbia opaca (có nguồn gốc từ Úc) hay còn được người dân nơi đây gọi là cây máu sa mạc. 

Cây chảy máu sa mạc.
Cây chảy máu sa mạc.

Thoạt nhìn Corymbia opaca rất giống với nhiều loại cây khác, nhưng chỉ đến khi bị "thương" bởi vết cắt nào đó chúng mới thực sự khác biệt. Vì loại cây này sẽ xuất hiện những vệt chất lỏng có màu đỏ sẫm như máu nhìn rất đáng sợ.

Mặc dù, nhìn bề ngoài chúng không khác biệt gì so với các giống cây khác nhưng điều đặc biệt sẽ xảy ra khi bạn cắt 1 đường trên thân cây làm xuất hiện những vệt chất lỏng màu đỏ sẫm.

"Máu" của loài cây máu sa mạc này không lỏng như nước mà lại khá đặc và sệt như hồ dán. Chúng chảy xuống thành từng dòng rồi nhanh chóng khô lại, bám chặt vào thân cây.

"Máu" của loài cây này khá đặc và sệt như hồ dán.
"Máu" của loài cây này khá đặc và sệt như hồ dán.

Nhựa cây này được để bào chế thuốc điều trị cảm lạnh cũng như một số bệnh khác.
Nhựa cây này được để bào chế thuốc điều trị cảm lạnh cũng như một số bệnh khác.

Không chỉ được chú ý bởi sự kì lạ về "máu" của mình, Corymbia opaca còn được biết đến với công dụng tuyệt vời của chúng. Theo tìm hiểu, thổ dân Úc thường thu hoạch nhựa cây (chứa một lượng lớn tanin - chất thường được dùng phổ biến trong y học) để bào chế thuốc điều trị cảm lạnh cũng như một số bệnh khác.

Mặc dù không gây hại gì cho con người nhưng hẳn việc nhìn thấy  nhựa cây này cũng khiến nhiều người  phải rùng mình.

Không chỉ có ở Úc, tại Nam Phi cũng có một loại cây có thể chảy máu như Corymbia opaca, đó là cây Pterocarpus angolensis.

Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đỏ, dính.
Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đỏ, dính.

Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kỳ lạ: chảy máu. Loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa hay loài cây chảy máu.

Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đỏ, dính. Các lá mọc so le, mọc đối, tương đối thưa với các lá chét cách đều nhau với các gân bên cong song song. Hoa lưỡng tính, giống hạt đậu, mọc thành chùm, cánh hoa nhăn nheo màu vàng nhạt. Quả là loại quả đặc biệt dẹt, cứng, hình cầu và không nứt.

Pterocarpus angolensis có rất nhiều lợi ích về cả mặt kinh tế và y học: chữa các căn bệnh về mắt, dạ dày hay máu. Nhựa của cây được người bản địa sử dụng như thuốc nhuộm. Họ còn dùng nó để trộn cùng mỡ động vật tạo thành một sản phẩm chăm sóc da.

Gỗ của cây được sử dụng để tạo ra nhiều vật dụng có giá trị như dùng để đóng thuyền hay lát sàn.

Cập nhật: 19/10/2024 Theo Dân Trí/ANTĐ
  • 52
  • 1.594