Hai cỗ xe ngựa bằng đồng lớn nhất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng sống động đến kinh ngạc

Bí ẩn cỗ xe “giường nằm” của Tần Thủy Hoàng hơn 2.000 năm vẫn hoạt động
  •  
  • 3.131

Một trong những phát hiện đáng kinh ngạc nhất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, là hai cỗ xe ngựa được đúc bằng đồng.

Trang ccmap.cn chuyên giới thiệu về các di sản văn hóa Trung Quốc, gần đây đăng tải bài viết nhắc lại một trong những phát hiện đáng kinh ngạc nhất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Năm 1980, trong một lần khai quật tại hố chôn ở phía Tây lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 2 cỗ xe ngựa bằng đồng lớn.

Hai cỗ xe ngựa này bị vỡ nát thành 3.000 mảnh, nhưng điều may mắn là tất cả các mảnh đều còn nguyên vẹn ở một chỗ, chưa bị đánh cắp hay bị xâm phạm.

Cỗ xe ngựa thứ hai được phục chế, trưng bày tại bảo tàng ở Trung Quốc
Cỗ xe này được ví như chiếc xe giường nằm có điều hòa. Chiếc xe được thiết kế đa năng và tiện lợi.

Phải mất tới 8 năm phục chế, hai cỗ xe ngựa mới quay lại hình hài hoàn chỉnh và được đưa vào bảo tàng trưng bày.

Phần thân chính của 2 cỗ xe đều được làm bằng đồng, có một số bộ phận được làm bằng vàng và bạc. Mỗi một bộ phận đều được đúc riêng biệt, sau đó lắp ghép từ nhiều bộ phận lại với nhau.

Toàn thân ngựa kéo có màu trắng, được tạo thành từ loại bột màu khoáng trộn với keo dính đậm đặc. Kích thước của cỗ xe ngựa nhỏ bằng một nửa so với thực tế. Điều đáng ngạc nhiên là 2 cỗ xe này được làm cực kỳ chi tiết, mô phỏng rất chân thực.

Những con ngựa kéo được đúc một cách hết sức chi tiết
Những con ngựa kéo được đúc một cách hết sức chi tiết.

Một xe ngựa được thiết kế để người ngồi hoặc đứng khi di chuyển. Chiếc xe ngựa còn lại có mái che. Hai cỗ xe có 2 bánh với 4 con ngựa kéo ở phía trước.

Theo các chuyên gia, cỗ xe thứ nhất dùng để mở đường. Trong khi đó, cỗ xe thứ hai là phương tiện để hoàng gia sử dụng, có cả giường nằm và "điều hòa". Bên trong chiếc xe có lót đệm mềm thêu hoa văn tinh xảo, sử gọi là "đệm văn". Khi chiếc xe này di chuyển, người ở bên trong có thể nằm hoặc ngồi, vừa sang trọng vừa thoải mái.

Cỗ xe này được ví như chiếc xe giường nằm có điều hòa. Chiếc xe được thiết kế đa năng và tiện lợi.

Toa xe bố trí cửa sổ hai lớp mở hất và trượt ngang. Hơn 2.000 năm sau, khi được khai quật, cửa sổ xe vẫn có thể mở ra kéo vào một cách trơn tru. Trên cửa sổ lớp ngoài còn có nhiều lỗ nhỏ, trong khi lớp cửa bên trong có thể đóng mở. Thiết kế này tạo ra hệ thống thông gió đặc biệt và giữ ấm cho xe. Hệ thống này cũng có tác dụng kiểm soát, điều chỉnh nhiệt độ ở trong xe.

Chiếc xe ngựa này có đệm nằm, có "điều hòa", nhưng điều khiến người ta ngạc nhiên hơn cả là xe còn có cả đường ray chuyên dụng. Theo các chuyên gia, để chiếc xe chạy êm và nhanh hơn, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh xây dựng "trì đạo". Đây là đường ray dành cho xe ngựa của hoàng gia.

Trên thực tế, ở Nam Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), các chuyên gia phát hiện dấu tích của "trì đạo" thời nhà Tần. Hóa ra vẫn còn đường ray gỗ và các thanh tà vẹt đều tăm tắp. Nhờ đường ray này nên xe ngựa chạy êm hơn. Đồng thời tà vẹt buộc ngựa phải chạy với tốc độ cao, bởi khoảng cách giữa các tà vẹt chính là khoảng cách bước chân ngựa. Theo đó, vó ngựa một khi đi vào đường ray sẽ tự động phi nhanh không ngừng cho tới khi đến được trạm dừng cố định.

Các bộ phận trên xe ngựa được làm rất tinh xảo, chính xác và sống động như thật. Thậm chí các vật dụng trên xe ngựa, đồ trang trí trên thân ngựa cũng như các bức tượng đều thể hiện rõ mục đích.

Kỹ thuật sơn màu trên đồ đồng đã cho thấy bước tiến đột phá của các nghệ nhân thời Tần, so với thời nhà Chu và thời Xuân Thu.

Mỗi cỗ xe ngựa có 4 con ngựa kéo
Cỗ xe ngựa bằng đồng được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Chiếc xe này được dùng để mở đường.

Hai cỗ xe ngựa bằng đồng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được chính phủ Trung Quốc coi là di tích quốc gia cấp 1. Chúng được trưng bày tại bảo tàng lăng Tần Thủy Hoàng và là các cổ vật bị cấm đem ra nước ngoài.

Theo ccmapp.cn, cỗ xe ngựa bằng đồng thời nhà Tần là cỗ xe ngựa cổ lớn nhất, phức tạp nhất và hoàn chỉnh nhất từng được khai quật trong lịch sử Trung Quốc.

Cập nhật: 10/10/2024 Theo Soha/pnvn
  • 3.131