"Săn" được ảnh hà mã lùn sắp tuyệt chủng

  •  
  • 2.507

Hình ảnh của một con hà mã lùn quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng vừa được ghi lại bằng máy bẫy ảnh đặt tại Liberia.

>>> Video: Phát hiện hà mã lùn sắp tuyệt chủng

Theo ước tính của các nhà khoa học hiện chỉ còn khoảng 2.000 con hà mã lùn trong tự nhiên. Chúng sống chủ yếu tại Upper Guinea – khu vực đồng bằng lớn bao gồm đông Guinea, Sierra Leone, Bờ biển Ngà, Liberia và mở rộng đến tận phía bắc miền tây Côte d'Ivoire.

Con hà mã lùn ở Liberia.
Con hà mã lùn ở Liberia. (Nguồn: BBC)

Máy bẫy ảnh do các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Động Thực vật Hoang dã Quốc tế ở London và Cơ quan Phát triển Lâm nghiệp của Liberia đặt tại Liberia với hy vọng có thêm hiểu biết về loài động vật chuyên sống về đêm này để có kế hoạch bảo tồn hiệu quả.

Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã chụp được những hình ảnh về những loài động vật hoang dã quý hiếm trong các khu rừng phía Tây của Thái Lan, cho thấy, nạn săn bắt trộm ở đây hầu như đã được đẩy lùi.

Camera của WCS đã quay lại những video ở khu rừng rậm phía Tây Thái Lan cho thấy hình ảnh của các con hổ, voi châu Á, gấu và các loài khác.

“Video như một phần thưởng rất lớn dành cho chính phủ Thái Lan, khi đã đầu tư đáng kể trong việc bảo vệ động vật hoang dã và ngăn chặn nạn săn trộm di sản thiên nhiên của đất nước”, ông Joe Walston, Giám đốc chương trình bảo tồn động vật hoang dã Châu Á của WCS nói.

Theo các cảnh quay, thì quần thể hổ và các con mồi của chúng đã có cuộc sống khá ổn định trong khu vực quan trọng của khu rừng rậm phía Tây, kéo dài 7.000 dặm vuông (18.000km2). Ước tính khu rừng này có khoảng 125 - 175 con hổ. Ngoài ra còn chứa quần thể voi lớn nhất ở Đông Nam Á.Các cảnh quay cũng chụp được các loài quý hiếm và khó phát hiện như báo hoa mai và bò rừng (một loài gia súc hoang dã).

Hàng năm, WCS đều làm việc với chính phủ Thái Lan để đào tạo và trang bị cho lực lượng kiểm lâm tuần tra và bảo vệ động vật hoang dã của khu rừng và bắt những kẻ săn trộm.

Thái Lan còn giống như một cơ sở hỗ trợ các nước Châu Á tìm cách bảo vệ tài nguyên của riêng mình. WCS đã cùng với chính phủ Thái Lan đào tạo đội ngũ cán bộ bảo vệ động vật hoang dã từ Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Bhutan, Campuchia, Lào, Malaysia và Indonesia.

Theo BBC, Đất Việt
  • 2.507