Sao Hỏa nên là một hành tinh độc lập hay thuộc địa của Trái Đất?

  •  
  • 1.955

Sao Hỏa sẽ là một hành tinh độc lập hay là thuộc địa của Trái Đất? Nhà sinh học vũ trụ Jacob Haqq-Misra cho rằng nên cho họ được tự phát triển để ngăn chặn viễn cảnh chiến tranh với Trái Đất, đồng thời một nền văn minh Sao Hỏa có thể giúp ích cho Trái Đất. Ý kiến này đã vấp phải làn sóng tranh luận các nhà nghiên cứu khác, mâu thuẫn với hệ thống pháp lý hiện tại và có lẽ hiện tại người ta vẫn chưa tìm được cách giải quyết thỏa đáng câu hỏi này.

Tranh cãi về "số phận" của sao Hỏa

Kịch bản thường thấy trong các tiểu thuyết hoặc phim khoa học viễn tưởng là người Trái Đất xây dựng thuộc địa trên sao Hỏa, thuộc địa này lớn mạnh lên, tự phát triển công nghệ và văn hóa của họ. Khi đó, họ sẽ nổi dậy để chống lại sự cai trị của chính quyền Trái Đất, yêu cầu được độc lập. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ra trao cho Sao Hỏa quyền độc lập ngay từ đầu?

Sao Hỏa nên là một hành tinh độc lập hay thuộc địa của Trái Đất?
Ảnh minh họa cuộc sống của các cư dân định cư sao Hỏa​Sao Hỏa quyền độc lập ngay từ đầu?

Hãy để sao Hỏa được tự do để tránh chiến tranh đòi độc lập và có thể giúp ích cho Trái Đất

Sao Hỏa nên là một hành tinh độc lập hay thuộc địa của Trái Đất?
Hình ảnh render một khu định cư trên sao Hỏa​

Nhà sinh học vũ trụ Jacob Haqq-Misra tại Viện khoa học vũ trụ Blue Marble Space (một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy sự đoàn kết giữa các nước trên không gian) cho rằng thay vì trao quyền kiểm soát các hành tinh thuộc địa vào tay những tổ chức chính phủ hoặc tập đoàn nào đó, chúng ta nên để cho những người khai phá đầu tiên tự phát triển nên giá trị, chính quyền và công nghệ của riêng họ với sự can thiệp tối thiểu từ Trái Đất.

Misra cho rằng chiến lược của ông không chỉ ngăn chặn viễn cảnh cuộc chiến giành độc lập sao Hỏa mà còn giúp "người sao Hỏa” có suy nghĩ khác nhằm giải quyết những vấn đề mà Trái Đất đang tiếp tục đấu tranh: điển hình như cùng nhau chống lại biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường toàn cầu, lập kế hoạch dài hạn cho tương lai của nhân loại.

Ông cho biết: “Thay vì chia đều sao Hỏa ra cho các nước trên thế giới, hoặc để nó bị khai thác bởi các tập đoàn công nghiệp, hãy đề sao Hỏa độc lập vì nó sẽ có giá trị hơn nếu phát triển thành một nền văn minh thứ 2 của loài người.” Trong bài luận đăng tải trên New Space, ông đã đưa ra 5 quy định chính cho chiến lược để sao Hỏa độc lập.

Những người rời Trái Đất để định cư vĩnh viễn trên sao Hỏa sẽ phải từ bỏ quyền công dân Trái Đất và trở thành công dân hành tinh Sao Hỏa.

Các chính phủ, tập đoàn và cá nhân trên Trái Đất không được tham gia thương mại với Sao Hỏa và không được can thiệp vào sự phát triển chính trị, văn hóa, kinh tế hoặc xã hội của nền văn minh Sao Hỏa.

Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được tiếp tục miễn là nó không can thiệp vào sự phát triển của nền văn minh trên sao Hỏa. Chia sẻ nghiên cứu và thông tin giữa sao Hỏa và TRái Đất chỉ được phép nếu nó phục vụ cho mục đích khoa học hoặc giáo dục của 2 bên.

Việc sử dụng đất trên sao Hỏa được trao độc quyền cho cư dân sao Hỏa. Không có bất cứ người Trái Đất nào có thể sở hữu hoặc yêu cầu sở hữu đất trên sao Hỏa.

Bất cứ công nghệ, nguồn tài nguyên hoặc các vật thể khác mang từ Trái Đất lên sao Hỏa sẽ vĩnh viễn trở thành tài sản của nền văn minh sao Hỏa. Người Trái Đất không được yêu cầu bất cứ nguồn tài nguyên nào trên sao Hỏa.
Tranh cãi vẫn còn tiếp diễn: “Bạn không thể đơn giản nói rằng Tôi không còn là công dân của nước A nữa. Bạn không có quyền quyết định chuyện đó."

Sao Hỏa nên là một hành tinh độc lập hay thuộc địa của Trái Đất?
Ảnh chụp từ trailer bộ phim Martian, bộ phim hứa hẹn cung cấp thêm cái nhìn về sự sống trên sao Hỏa ​

Giáo sư luật vũ trụ Frans von der Dunk tại Đại học Nebraska cho rằng thật ra các đề nghị trên đây là có cơ sở quá khứ. Trong Hiệp ước ngoài không gian năm 1967, 103 quốc gia (bao gồm cả Nga và Mỹ) đã thống nhất với nhau, không cho phép bất cứ quốc gia nào tuyên bố lãnh thổ trên vũ trụ. Hiệp ước quy định rõ rằng “một thuộc địa trên sao Hỏa không bao giờ trở thành thuộc địa theo định nghĩa pháp lý dưới Trái Đất trước giờ.” Tuy nhiên, giáo sư cho biết theo chế độ pháp luật hiện hành thì “một người Mỹ, dù đã lên sao Hỏa những vẫn có thể thuộc thẩm quyền của chính quyền Mỹ.”

Điều này tương tự như việc các con tàu dù đi trong hải phận quốc tế nhưng vẫn treo cờ của nước họ, và thủy thủ trên đó vẫn là công dân của nước đó và điều này vẫn đúng ngay cả khi họ không còn trên tàu. Quy tắc này dự kiến được áp dụng cho các phi hành gia. Nghĩa là dù các phi hành gia Mỹ có đi lang thang trên Mặt Trăng hoặc trong trạm không gian quốc tế ISS thì họ vẫn là công dân Mỹ và chịu sự quản lý của luật Mỹ.

Nhưng quy định này vẫn còn vấp phải một số vướng mắt. Điển hình như điều gì sẽ xảy ra nếu các phi hành gia Mỹ không chỉ đi bộ trên Mặt Trăng vài giờ mà lưu lại lâu hơn? Như trên ISS, các phi hành gia thường ở tới vài tháng, họ đến từ nhiều nước khác nhau và gần như đều tuân thủ các quy định pháp lý của nước họ dưới Trái Đất. Nếu một phi hành gia Mỹ đụng trúng đầu của một phi hành gia Nga, thì đầu tiên Mỹ có quyền xác định xem hành động này có cấu thành tội phạm hay không. Nhưng nếu Mỹ không làm thế, phi hành gia Mỹ đó có thể bị xét xử dưới thẩm quyền của Nga.

Sao Hỏa nên là một hành tinh độc lập hay thuộc địa của Trái Đất?
Nền văn minh sao Hỏa không phát triển một cách đơn giản, phụ thuộc rất nhiều vào pháp lý của mỗi nước, mỗi nền văn hóa, sắc tộc,...​

Các quy tắc trên có thể sẽ khác đối với những người tiên phong đi lên các hành tinh khác mà không trở về nữa. Tuy nhiên, giáo sư von der Dunk cho rằng “Bạn không thể đơn giản nói rằng Tôi không còn là công dân của nước A nữa. Bạn không có quyền quyết định chuyện đó.” Do đó, ông cho rằng nếu người Mỹ có thể thiết lập nên một công đồng tự sống trên sao hỏa, họ vẫn sẽ là người Mỹ và tuân thủ theo luật Mỹ, ít nhất là trong thời gian đầu. Nhưng dần dần, họ sẽ không còn cảm thấy điều đó nữa. Họ sẽ không cảm thấy mình là người Mỹ, người Nga hay nước nào nữa, họ sẽ dần thấy mình là người sao Hỏa. Họ sẽ nói rằng “nghe này, chúng tôi không muốn đóng thuế nữa, chúng tôi muốn xây dựng hệ thống pháp lý của riêng chúng tôi.”

Sự tiến hóa văn hóa là điều không thể tránh khỏi trong một quần thể nhỏ tách ra từ Trái Đất. Nhiều truyền thống dưới Trái Đất sẽ không còn được áp dụng nữa và những người sao Hỏa sẽ hình thành nên văn hóa của họ, các quy tắc, các luật lệ,… của họ. Theo giáo sư von der Dunk, đề nghị hạn chế tiếp xúc với Trái Đất của Haqq-Misra sẽ đơn giản là thúc đẩy quá trình đó nhanh lên.

Đồng thời, giáo sư Haqq-Misra cho rằng sẽ rất khó để thiết lập một thuộc địa từ nơi chẳng có gì. Những người lên sao Hỏa sẽ mang theo rất nhiều quy phạm pháp luật và văn hóa gốc của họ, điều đó sẽ ảnh hưởng tới cách xã hội trên đó hoạt động. Nhưng dần dần, nền văn hóa sao Hỏa sẽ thay đổi đáng kể. “Rất khó để mường tượng ra, người ta có thể nghĩ rằng sao Hỏa rất khác với Trái Đất nên cần phải có cấu trúc pháp lý, xã hội cũng rất khác và họ sẽ phát triển ra một cái gì đó rất mới. Nhưng đó vẫn chỉ là giả thuyết."

Có một vấn đề tiềm tàng khác. Việc đi lên sao Hỏa không phải dễ dàng và sẽ có rất nhiều cái chết xảy ra trước khi đến được đó. Hơn nữa, việc đưa ai đó lên Sao Hỏa tốn rất nhiều nguồn lực từ Trái Đất: trung bình 1 pound (450 gram) hàng tiếp tế lên ISS tốn 10.000 đô la và con số này sẽ khủng khiếp hơn đối với chuyến đi lên sao Hỏa. Do đó, nếu không có sự đầu tư, nghiên cứu, nỗ lực từ cả chính phủ lẫn các tập đoàn tư nhân, việc đi lên sao Hỏa sẽ không thành hiện thực. Mâu thuẫn về lợi ích này lại trái với những gì mà Misra đề nghị.

Tất cả vẫn còn là tranh cãi và con người phải sớm giải quyết được câu hỏi “Sao Hỏa độc lập hay thuộc địa” trước khi con người bắt đầu đặt chân lên hành tinh đỏ này.

Theo Tinhte.vn
  • 1.955