Sóc mẹ stress vì giúp sóc con tăng cơ hội sống khi quá đông

  •  
  • 1.566

(khoahoc.tv) - Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, các loài động vật có thể đẩy nhanh tỉ lệ phát triển các con non của chúng để giúp đảm bảo các con non có thể cạnh tranh về nơi cư trú khi số lượng trở nên quá đông đúc. Thật ngạc nhiên là chính stress chứ không phải là ăn nhiều hơn lại là chìa khóa đối với món quà của các con mẹ, các nhà khoa học cho biết.

>>> Sóc táo tợn cướp thức ăn trong túi áo người

Những con sóc non to lớn hơn có cơ hội tốt hơn để vạch ra một khu vực độc quyền, nơi nó có thể tự do thưởng thức các hạt giống ẩn nấp trong các đám vân sam. Những con sóc chưa thành niên nếu không có quyền kiểm soát một lãnh thổ trước mùa đông đầu đời của chúng thường sẽ không thể tồn tại được.

“Khi mật độ cao, chỉ những con non phát triển nhanh nhất là có thể sống sót”, nhà nghiên cứu Andrew McAdam nói. Andrew McAdam là một nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Guelph tại Canada.

Andrew McAdam và các đồng nghiệp đã nghiên cứu các con sóc đỏ Bắc Mỹ sinh sống tại Yukon. Trong thí nghiệm, họ đã bật các băng thu âm thanh của sóc phát ra khi chúng xác định lãnh thổ để đánh lừa các con mẹ, để chúng nghĩ rằng khu rừng đó đã quá đông đúc.

Tất cả các âm thanh đã làm những con sóc mang thai sản sinh ra nhiều các hormone stress cortisol hơn, và do đó những con sóc con được sinh ra phát triển nhanh hơn. Cortisol tăng thậm chí còn thúc đẩy con non được sinh ra có kích cỡ to hơn một chút, dẫn đến xu hướng có mức tăng trưởng chậm hơn.

“Mặc dù chúng ta đều biết rằng bị stress là một điều không tốt cho sức khỏe, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng mức hormone stress cao trong các con mẹ có thể thực sự giúp con non của chúng”, Ben Dantzer, hiện là một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Cambridge cho biết trong một tuyên bố. (Dantzer đã nghiên cứu cùng McAdam khi cả hai đều ở trường Đại học Bang Michigan).

Nhưng ở đây có một sự thỏa hiệp. Các con sóc phát triển nhanh hơn cũng tiêu hao nhanh hơn, thường chết sớm hơn so với những con trưởng thành muộn. Khi các khu rừng rộng rãi, mức tăng trưởng chậm là có lợi thế hơn. Nghiên cứu được trình bày chi tiết trực tuyến trên tạp chí Science hôm thứ Năm, ngày 18/4

Phạm Thị Bích Thu (Livescience)
  • 1.566