Sự tồn tại của các sông băng trong dãy Himalaya

  •  
  • 1.445

Ở độ cao 4.300 mét so với mực nước biển, nằm ở phía tây của dãy Himalaya, ta dễ dàng thấy một đoạn dài khoảng 5 km của sông băng Jaundhar, Ấn Độ, được bao phủ bởi một lớp dày của các mảnh đá vỡ.

Một phần quan trọng của các sông băng đang che phủ dãy Himalaya hiện đang rất ổn định và có thể còn đang phát triển, nhờ vào một lớp cách nhiệt của các mảnh đá vỡ, theo kết quả của một nghiên cứu mới.

Kết quả của nghiên cứu mới, hoàn toàn trái ngược với báo cáo vào năm 2007 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), hiện đã được rút lại vào năm 2009, bởi vì nó tồn tại nhiều điểm bất hợp lý.

Mặc dù, báo cáo này cho biết, nguy cơ của các sông băng của khu vực sẽ "biến mất vào năm 2035 và có lẽ sớm hơn là rất cao", kết quả của nghiên cứu mới lại nhận thấy rằng, lớp nước đóng băng đang rất ổn định và đang phát triển rộng hơn, bao phủ ở vùng núi Karakoram, một phạm vi phía Bắc của dãy Himalaya, chứa khoảng một nửa trữ lượng nước đóng băng của dãy Himalaya.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nguồn dự trữ nước trong khu vực thường được gọi là mái nhà của thế giới không bị áp lực. Xuyên suốt dãy Himalaya, khoảng 65 % các sông băng trong nghiên cứu này đang bị thu hẹp, theo kết quả nghiên cứu của Dirk Scherler, làm việc tại  trường Đại học Potsdam, Đức và các đồng nghiệp được đăng tải trực tuyến trên tạp chí Nature Geoscience. Nhưng tại khu vực Karakoram, 58 % các sông băng trong nghiên cứu đã được ổn định hoặc từ từ mở rộng lên đến 12 mét /năm.

Nhóm nghiên cứu của Scherler tập trung nghiên cứu những hình ảnh chụp được từ vệ tinh của 286 sông băng trên dãy Himalaya, từ năm 2000 cho đến năm 2008, đã cho thấy, một xu hướng nhất quán: "giảm diện tích băng che phủ", ở khắp mọi nơi ở dãy Himalaya, ngoại trừ khu vực Karakoram. Nhiều dòng sông băng ở những vùng này còn bị trì trệ, thậm chí không chảy, mà đó chính là một trong những lý do của việc giảm diện tích băng che phủ, theo Scherler.

Những phát hiện mới phù hợp với những quan sát của Kenneth Wilfrid Laurier Hewitt, làm việc tại Đại học Wilfrid Laurier, ở Waterloo, Ontario, Canada và chỉ ra một thực tế  là bức tranh về những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu ở dãy Himalaya thuộc châu Á, có nhiều diễn biến phức tạp hơn so với điều mà hầu hết mọi người có thể nhận ra.

Thật vậy, trong nhiều thế kỷ qua, các sông băng ở khu vực Karakoram đã giảm diện tích băng che phủ, theo một bài báo đăng tải vào năm 2005 của Kenneth Wilfrid Laurier Hewitt. Sự thay đổi theo chiều hướng ngược lại hoàn toàn chỉ bắt đầu vào cuối thập niên những năm 1990.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu của Scherler đang tìm kiếm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến phản ứng của các sông băng trên dãy Himalaya với sự ấm lên toàn cầu.

Nhìn chung, nhiệt độ không khí ấm bên trên một sông băng sẽ làm lớp băng bề mặt tan chảy nhanh hơn. Lớp vỏ mỏng bụi hoặc sạn bên ngoài sẽ làm tan chảy các sông băng, làm tăng lượng nhiệt mà chúng hấp thụ và khuyếch đại sức nóng lên, giống như một mái nhà tối trở nên nóng hơn bởi ánh sáng mặt trời hơn là trong tia sáng màu xám. Nhưng một khi độ dày của các tảng đá bất kỳ vượt quá vài cm, vô tình, các tảng đá sẽ trở thành lớp cách nhiệt, giúp sông băng không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Các sông băng trên dãy Himalaya, đặc biệt là trong khu vực Karakoram, các mảnh đá vỡ có thể đạt kích thước bằng cả ngôi nhà, theo Scherler.

Theo phát hiện này, thì có vẻ như, các mảnh đá vỡ do bị xói mòn có nguồn gốc từ đỉnh núi phía trên đã trở thành lớp cách nhiệt, giúp sông băng đang bị giảm diện tích băng che phủ, không bị ảnh hưởng bởi tác động của sự nóng lên trong khu vực. Các phân tích mới cho thấy tỷ lệ bị giảm diện tích băng che phủ là rất khác nhau của các sông băng ở dãy Himalaya "từ các sông băng bị giảm diện tích băng che phủ với tỷ lệ cao do không có được sự bảo vệ của các mảnh đá vỡ, cho tới các sông băng có tỉ lệ giảm diện tích băng che phủ bằng zero, nhờ vào các mảnh đá vỡ bao phủ hơn 20 % diện tích sông băng".

Các dữ liệu thu thập được từ vệ tinh, giúp ích cho các cuộc khảo sát về độ che phủ của sông băng, chứ không đủ để đánh giá mức độ dày hay mỏng của các sông băng ở từng khu vực một cách chính xác. Những thông tin này đòi hỏi các phép đo mặt đất, theo Hewitt. Nhưng chúng cũng cung cấp những bằng chứng khá quan trọng. Ông lưu ý rằng, những dữ liệu mới cập nhật từ Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy, bụi phóng xạ khuếch tán của bồ hóng từ các ngành công nghiệp địa phương, giao thông và bếp lò đang bao phủ lên phần diện tích của các sông băng không được các mảnh đá vỡ che phủ ở dãy Himalayas, đây thực sự là "một yếu tố quan trọng thậm chí hơn cả so với sự thay đổi nhiệt độ, làm tan chảy các sông băng".

Hồ Duy Bình ([email protected])
  • 1.445