Bí ẩn lớn nhất của nhà khoa học Stephen Hawking

  •   4,47
  • 28.203

Nhà khoa học khuyết tật người Anh Stephen Hawking nổi tiếng là người tìm ra câu trả lời cho những vấn đề hóc búa nhất của vật lý hiện đại. Song, bản thân ông lại là một ẩn số lớn mà khoa học chưa thể giải mã.

Khi tác giả của cuốn sách “Brief History of Time” (Lược sử thời gian) được hỏi rằng ông nghĩ về điều gì nhiều nhất, vị giáo sư ở ĐH Cambridgenhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới Stephen Hawking), vốn nổi tiếng là người tìm ra câu trả lời cho những vấn đề hóc búa nhất của vật lý hiện đại khẳng định, với ông điều bí ẩn lớn nhất là phụ nữ!

Vị giáo sư ngồi trên xe lăn, người vừa về hưu sau một thời gian nắm giữ vị trí của Isaac Newton trước đây, sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 vào cuối tuần này với một hội nghị chuyên đề về “Trạng thái của vũ trụ” tại trung tâm vũ trụ học của ĐH Cambridge (Anh).

Bí ẩn lớn nhất của nhà khoa học Stephen Hawking

*Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh quốc đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo. Cha mẹ ông là Frank và Isobel Hawking, trước Đệ nhị thế chiến họ sống ở miền bắc Luân Đôn, nhưng sau đó chuyển đến Oxford cho an toàn. Hai năm cuối ở trung học St Albans, Oxford, Hawking rất thích thú với môn toán vì có cảm hứng từ một người thầy ở trường này. Nhưng cha ông, một dược sỹ lại phản đối ý kiến của con trai mà muốn ông học ngành hóa học. Một phần bị thuyết phục bởi người cha, sau khi tốt nghiệp, Hawking theo học University College ở Oxford, đây chính là trường mà cha ông từng theo học trước đây. Nhưng trường này không có ngành toán, chính vì thế mà ông theo học ngành vật lý và tốt nghiệp loại xuất sắc. Sau đó ông chuyển đến Đại học Cambridge để tiếp tục theo đuổi luận án tiến sỹ về vũ trụ học.

University College ở Oxford trong thời gian làm luận án, người ta phát hiện ra Hawking bị mắc một chứng bệnh về thần kinh có tên là bệnh Lou Gehrig: ông gần như mất hết khả năng cử động. Các bác sỹ nói rằng, ông không sống lâu để có thể hoàn thành luận án tiến sỹ. Sau này, ông phải phẫu thuật cắt khí quản và không còn khả năng nói chuyện bình thường được nữa. Ông bị gắn chặt vào chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Tuy vậy, luận án vẫn được hoàn thành vào năm 1966. Lúc bấy giờ, chưa có ai nghiên cứu về ngành khoa học này ở đại học Cambridge. Người hướng dẫn của ông là Denis Sciama chứ không phải là người mà ông trông đợi là Fred Hoyle. Bảo vệ luận án tiến sỹ xong, ông làm nghiên cứu một thời gian cho viện Thiên văn học rồi chuyển đến khoa Toán học ứng dụng và Vật lý lý thuyết của Cambridge (năm 1977) và làm việc từ đó cho đến ngày nay.

Năm 1990, ông đã nhận một cô bé người Việt sinh năm 1980 là Nguyễn Thị Thu Nhàn đang sống tại làng trẻ em SOS Hà Nội làm con nuôi, và ông đã sang Việt Nam năm 1997 để thăm cô.

Tháng 4 năm 2010, ông đã phát biểu một bài diễn văn về người ngoài hành tinh. Ông nghĩ rằng người ngoài hành tinh là có thật và nếu như họ đến Trái Đất thì chúng ta nên tránh tiếp xúc với họ, vì họ sẽ giống như người Châu Âu ngày xưa khám phá ra Châu Mĩ (là Trái Đất). Họ sẽ xâm lăng và đô hộ Trái Đất nhằm mục đích lấy tài nguyên đã cạn kiệt ở hành tinh họ.

Cập nhật: 19/03/2018 Theo Reuters, Đất Việt
  • 4,47
  • 28.203