Đó là một điều hết sức đơn giản, nhưng nó cũng là điều bí ẩn nhất của tự nhiên, tại sao chỉ có chim hồng hạc mới đứng trên một chân?
Câu hỏi này của các du khách của sở thú cũng tương tự như thắc mắc của các nhà nghiên cứu về sinh vật học. Trong khi rất nhiều lý thuyết được đưa ra thì chưa ai có thể cung cấp một giải thích hợp lý nhất.
Một vài giả thuyết được đưa ra về việc cơ chế thụ động của tư thế này giúp hồng hạc có thể ngủ gật mà vẫn đứng vững vàng. Một vài giải thuyết khác tập trung vào khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Để tìm ra câu trả lời cho tư thế đứng khó hiểu của loài chim xinh đẹp này, một nhóm nhà khoa học đã thí nghiệm khá lạ lùng, không những với những chú chim bình thường mà còn trên cả những con đã chết. Thật đáng ngạc nhiên, họ phát hiện ra rằng, chỉ có những xác chết của chim hồng hạc vẫn có thể đứng một chân mà không có bất kỳ hỗ trợ từ bên ngoài.
Cuối cùng, họ khám phá ra rằng trên những con hồng hạc khỏe mạnh rất hạn chế di chuyển khi đứng ở vị trí này, ngoại trừ một số hoạt động đơn giản như kêu gọi hay rỉa cánh. Việc này giúp giảm tối đa áp lực trực tiếp với khớp nối và cũng làm giảm nhu cầu khối cơ bắp, đồng nghĩa với việc tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.
Một nhà tâm lý học thực nghiệm chuyên về hành vi động vật cũng từng thực hiện một nghiên cứu cho thấy loài chim này áp dụng tư thế bất thường để bảo toàn nhiệt. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng số lượng chim nghỉ ngơi trên một chân sẽ giảm khi nhiệt độ tăng lên.
Chim hồng hạc đứng một chân. (Ảnh: BBC).
Matthew Anderson và Sarah Williams dựa trên so sánh của các nhà tâm lý học tại Đại họcSaint-Joseph ở Philadelphia, Hoa Kỳ, quan tâm đến sự tiến triển của các hành vi của chim hồng hạc.
“Chim hồng hạc thu hút sự chú ý của tôi vì nhiều lý do khác nhau”. Anderson nói. "Nói một cách khoa học, việc sống thành bầy của chúng rất lý tưởng cho việc nghiên cứu và các điều tra xã hội, ảnh hưởng hành vi. Về mặt thẩm mỹ, chúng rất lớn, đẹp và mẫu mực”.
Anderson và Williams đã bắt đầu nghiên cứu của họ từ sự phát triển hơn hẳn của chim hồng hạc: chúng cho thấy sở thích với những phần trên cơ thể, phản ứng của các cơ quan mà chúng sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ, như một con người, chỉ có thể hoặc là tay phải, hoặc là tay trái.
Họ thấy rằng chim hồng hạc thích xoay đầu của chúng sang một bên hơn là bên kia, và chim hồng hạc hướng đầu về phía có sự công kích chúng.
Cuộc nghiên cứu chủ yếu để chỉ ra rằng tại sao chim hồng hạc thích đứng trên một chân hơn chân kia và từ đó dần dần đứng trên một chân ở mọi nơi.
Để điều tra, Anderson và Williams dành vài tháng quan sát thói quen của hồng hạc Caribbean (Captive Caribbean flamingos) tại sở thú Philadelphia, Pennsylvania, từng con sẽ được đánh dấu để dễ nhận ra.
Lúc đầu, họ khảo sát thấy đứng trên một chân sẽ giúp cho các loài chim giảm mệt mỏi hay giúp chúng thoát khỏi các loài thú ăn thịt nhanh hơn bằng cách rút ngắn thời gian để bay lên.
Cả hai giả thuyết trên đều được xem như là lý do cho việc đứng một chân của chim hồng hạc.
Các nhà khoa học đã đưa ra một số thói quen như là lợi ích của việc đứng trên một chân, như các nghiên cứu đã cho thấy chim hồng hạc đứng lâu hơn, do đó có nhiều năng lượng hơn để di chuyển tới sau khi nghỉ ngơi trên một chân hơn là sau khi nghỉ trên 2 chân.
Các loài chim cũng cho thấy rằng chúng thích đứng trên một chân hơn là chân kia. Và cũng không loại trừ khả năng đứng trên một chân giúp loài chim giữ thăng bằng tốt hơn trong điều kiện có gió, một ý kiến khác được đưa ra.
Chim hồng hạc thích sống bầy đàn. (Ảnh: Amazonaws).
Tuy nhiên, trong báo cáo ở tạp chí Journal Zoo Biology, các nhà khoa học cũng nói rằng khi đứng dưới nước, chim hồng hạc thích đứng trên một chân nhiều hơn khi đứng trên đất liền.
Nói tóm lại, những con chim đứng trên một chân để bảo tồn nhiệt độ cơ thể chúng. Nếu chúng đưa hai chân vào nước thì chúng sẽ mất nhiều nhiệt hơn là một chân, đặc biệt là khi chúng phải mất nhiều thời gian lội trong nước.
“Các kết quả cuối cùng cung cấp bằng chứng rằng đứng trên một chân là một nguyên tắc nghỉ ngơi của chim hồng hạc”, Anderson khẳng định.
Các loại chim cũng có khả năng thay thế khi chân chúng đứng để tránh tình trạng một chân trở nên quá lạnh. “Nếu đứng trên một chân quá lâu, chúng sẽ gặp nguy hiểm lớn là những mất mát của cơ thể và có khả năng mất những tế bào trong điều kiện quá lạnh". Anderson nói.
Các nhà nghiên cứu không tin tưởng vào những giả thuyết khác như là đứng trên một chân giúp chim hồng hạc lưu thông máu tốt hơn bằng cách hạn chế ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn của chúng. Nhưng họ không loại trừ những ý kiến rằng có thêm lợi ích khác ngoài việc giữ gìn thân nhiệt.
Các loại chim khác như diệc, cò, vịt và nhiều loài khác cũng thường đứng trên một chân trong nước, có thể hiểu là cùng một lý do với chim hồng hạc.