Tại sao chúng ta không thể làm mất nếp nhăn của giấy?

  •  
  • 1.990

Tại sao chúng ta không thể làm phẳng hoàn toàn các nếp nhăn trên một tờ giấy?

Hầu hết các loại giấy được sản xuất ngày nay vẫn đến bột giấy có nguồn gốc từ cây

Theo Science ABC, bạn có thể nhìn chằm chằm vào màn hình ngay bây giờ, cho dù đó là máy tính xách tay, điện thoại di động hay máy tính bảng, nhưng hãy nhìn vào không gian xung quanh bạn và rất có thể bạn sẽ thấy thứ gì đó được làm bằng giấy. Vâng, giấy là một trong những phát minh phổ biến và hữu ích nhất từng được con người nghĩ ra, và nó cũng là một trong những vật đơn giản nhất được tạo ra.

Tuy nhiên, bạn có lẽ cũng nhận thấy rằng giấy có một "bộ nhớ" tốt đáng ngạc nhiên. Cho dù nó đang nhăn nhúm ở góc cuốn sách yêu thích của bạn hoặc gặp một nếp gấp đáng tiếc trong một khoảnh khắc nào đó, tất cả chúng ta đều hiểu đó là đặc điểm riêng của giấy. Câu hỏi được đặt ra trong tình huống này là tại sao khi một nếp gấp được làm bằng giấy thì chúng ta không thể loại bỏ chúng?

Con người và giấy

Con người đã làm và sử dụng giấy trong gần 2.000 năm và dù các chi tiết về vật liệu và quy trình được sử dụng đã thay đổi một chút theo thời gian nhưng những điều cơ bản vẫn giống nhau. Bất chấp gần đây người ta kêu gọi sản xuất giấy thân thiện với môi trường nhiều hơn, cũng như việc sử dụng giấy tái chế ngày càng tăng, hầu hết các loại giấy được sản xuất ngày nay vẫn đến bột giấy có nguồn gốc từ cây.

Các nếp nhăn trên giấy

Cụ thể hơn, gỗ từ cây được nghiền nát và sau đó đập hoặc ép để giải phóng các sợi thực vật. Sau đó, nó được trộn với nước để các sợi tách thành những gì được gọi là bột giấy. Khi bột giấy đó được đặt trên một giá đỡ hoặc lưới, các sợi liên kết lại và có thể được ép phẳng, sấy khô và tạo ra một tờ giấy. Đây là một quy trình thô sơ so với việc sản xuất giấy công nghiệp ngày nay nhưng các thao tác cơ bản để tạo ra nguyên liệu vẫn không thay đổi. Quá trình này đã được hòan thiện bởi vô số nền văn hóa qua nhiều thế kỷ và cuối cùng trở thành các hệ thống sản xuất giấy công nghiệp ngày nay. Các vật liệu khác ngoài bột giấy có thể được sử dụng, chẳng hạn như tre, gai hoặc bông, nhưng phần lớn có nguồn gốc từ cây.

Các nếp nhăn trên giấy

Khi bạn gấp một tờ báo hoặc một lá thư trong một phong bì, đó là những quyết định tạm thời, bởi vì giấy gần như không thể bỏ nếp nhăn một khi nó đã được mở ra sau đó. Cho dù giấy linh hoạt và bền (nói một cách tương đối) như thế nào thì điều kì lạ là nó có một bộ nhớ "vĩnh viễn" để ghi nhận lại những vết nhăn (giấy tại vị trí vết nhăn thường có độ bền kém hơn).

Một trong những lí do các nhà khoa học đưa ra để giải thích cho hiện tượng này là thành phần của giấy. Như đã mô tả ở trên, giấy về cơ bản là một tấm thảm được dệt bằng các sợi thực vật được nghiền nát và ép cho phẳng. Khi bạn uốn cong tờ giấy, bạn tác dụng lực làm gẫy những sợi thực vật đó. Ngay cả khi tờ giấy được mở ra và được làm nhẵn, những sợi bị gãy vẫn giữ nguyên tình trạng như vậy và vì thế nếp gấp vẫn còn trong tờ giấy.

Ngay cả khi tờ giấy được mở ra và được làm nhẵn, những sợi bị gãy vẫn giữ nguyên tình trạng như vậy và vì thế nếp gấp vẫn còn trong tờ giấy

Tuy nhiên, giấy không có nguồn gốc từ thực vật đôi khi lại có tính chất khác. Ví dụ, giấy được làm từ da động vật, có cấu tạo tương tự từ các sợi, nhưng chúng có nguồn gốc động vật. Các mô động vật có xu hướng đàn hồi và dễ uốn hơn các mô thực vật, do đó sự biến dạng hoặc uốn cong tạm thời của các sợi động vật có thể được hoàn tác, trong khi các nếp gấp trong sợi thực vật thì không thể. Điều này có thể mất một chút thời gian, vì các mô động vật không thể ngay lập tức quay trở lại, nhưng với một nếp nhăn trên giấy có nguồn gốc từ thực vật thì bạn đừng nên tốn thời gian để chờ đợi nó phục hồi.

Khi sử dụng giấy, bạn nên nhận thức rằng mình đang sử dụng một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá. Có tới 7 tỷ cây bị chặt hạ mỗi năm, đây là một con số đáng kinh ngạc và điều này liên quan một phần đến nạn phá rừng trong những thập kỷ gần đây. Tái chế giấy và sử dụng tiết kiệm hơn loại tài nguyên quan trọng này là một cách góp phần thực hiện cuộc cách mạng xanh hiện tại.

Cập nhật: 21/04/2019 VNReview
  • 1.990