Tại sao động vật có thể tồn tại được trong sa mạc?

  •   3,65
  • 3.578

Trong ấn tượng của chúng ta, sa mạc là một mảnh đất rất cằn cỗi, đặc trưng chủ yếu nhất của nó chính là thiếu nước.

Ngoài lạc đà được coi là "con thuyền của sa mạc" bởi vì nó có khả năng dự trữ nước đặc biệt để có thể đi lại tự do trong sa mạc, thì ở đó quả thật là không có bất kì sự sống nào. Nhưng sau khi chúng ta tiến hành tìm kiếm kĩ trong sa mạc thì có thể phát hiện, tuy ở đây không có rừng rậm tươi tốt nhưng chủng loại thực vật lại không ít, mà ở đây nhìn giống như là một đầm nước tù lại có rất nhiều động vật sinh sống. Vậy trong môi trường khắc nghiệt như vậy thì những động vật này đã tồn tại và sinh sống như thế nào?

Chúng ta hãy đi tìm hiểu sa mạc Namibia nổi tiếng ở Châu Phi để xem các loài động vật đã thích ứng ngoan cường với môi trường sa mạc như thế nào?

Lạc đà là một trong những loại động vật có khả năng thích nghi tốt môi trường trong sa mạc.
Lạc đà là một trong những loại động vật có khả năng thích nghi tốt môi trường trong sa mạc.

Động vật muốn tồn tại được ở sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi động vật; hai là khả năng trữ nước, khi rời khỏi nước thì bất kì sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết. Về hai phương diện này thì con thằn lằn có thể coi là một điển hình nguyên thuỷ, phần trước tứ chi của nó mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể của nó đi lại thoải mái trong sa mạc; khi màn đêm buông xuống, sương mù bao phủ trong sa mạc thì cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương, ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên xe ô tô vậy.

Về phương thức vận động rắn lao cũng nhập gia tuỳ tục. Nó ở trong sa mạc không giống như đồng loại sống ở môi trường khác vận động về phía trước. Để ngăn chặn bị cát chôn vùi bất cứ lúc nào, rắn lao cong người sang trái sang phải hết sức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và đã hình thành thói quen vận động nghiêng.

Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh trong loài giáp xác cũng là một loài rất đặc biệt. Để thu gom tới mức tối đa những giọt nước, mỗi khi bắt đầu có sương xuống thì thằn lằn đuôi vểnh bò lên trên đỉnh của núi cát, quay lưng về phía sương từ hướng Đại Tây Dương bay tới, đuôi của nó vểnh cao lên, làm cho thân của nó nghiêng một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật, thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, những giọt nước men theo lưng trượt vào mồm, thằn lằn đuôi vểnh có thể hưởng được những giọt sương từ xa bay tới như mong muốn.

Đương nhiên, động vật trong sa mạc không dừng lại ở những đặc điểm này. Mỗi con đều có phương pháp tồn tại riêng, có khả năng kì lạ riêng của mình. Có một số động vật chuyên sống ỷ lại vào thực vật ở sa mạc, một số thì thường ngày giấu mình vào trong hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất sử dụng thế võ toàn thân, bổ sung hàm lượng nước để sinh sống.

Bởi vậy, sa mạc kì thực không phải là cấm địa của sự sống, cũng giống như vùng Nam Bắc Cực, biển sâu, trong những môi trường đặc biệt này, tự sinh vật có phương thức sinh hoạt đặc biệt riêng của chúng.

Cập nhật: 01/02/2020 Theo isach
  • 3,65
  • 3.578