Tại sao loài nhện lại không bị mắc vào lưới của chính chúng?

  •  
  • 4.637

Qua nhiều năm, nhiều giả thiết được đưa ra để lý giải tại sao loài nhện lại không bị mắc phải lưới của chính chúng. Nhưng cho đến gần đây lời giải đáp cho vấn đề này mới được tìm ra, nguyên nhân cho việc đó chính là sự kết hợp tuyệt vời của giải phẫu và kỹ thuật.

>>> Phát hiện lưới nhện thời tiền sử

Tại sao loài nhện lại không bị mắc vào lưới của chính chúng?

Các giả thuyết trước đây cho rằng chân loài nhện được bao phủ bởi một loại màng không dính và chúng chỉ đi bằng đầu các ngón chân trên bẫy của mình. Nhưng trong đoạn băng ghi hình việc chúng di chuyển thông qua kính hiển vi, tiến sĩ William Elberhard và tiến sĩ Daniel Briceno đã khám phá ra rằng loài nhện sử dụng kiểu di chuyển 3 bước.

Đầu tiên, các chân được bao phủ bởi hàng trăm sợi lông nhỏ để giảm diện tích bề mặt mà lưới có thể dính vào. Thứ hai, loài nhện sử dụng các kĩ thuật di chuyển rất khéo léo khiến cho chỗ mạng bị mắc có thể trượt ra một cách dễ dàng. Thứ ba, các sợi lông ở trên chân loài nhện được bao phủ bởi một lớp hóa chất đặc biệt để lớp dính trên lưới không bị bám vào.

Đương nhiên các ứng dụng của con người bao gồm phát triển các chất chống dính tốt hơn bằng cách nghiên cứu kĩ các hóa chất bao phủ trên lông ở chân nhện. Và nhờ vào việc nghiên cứu này, các kết quả sẽ được áp dụng phần lớn vào thế giới côn trùng, nó sẽ giúp tạo một hệ thống thoát khỏi lưới nhện mang tính sinh tồn.

Theo Genk, Gizmodo
  • 4.637