Ảnh hiếm thời nhà Thanh: Bên trong Tử Cấm Thành cùng nhan sắc hoàng hậu cuối cùng khiến ai cũng bất ngờ

Cuộc sống khác biệt trong Tử Cấm Thành, bức hình về hoàng đế Phổ Nghi thực sự hiếm có khó tìm
  •   3,34
  • 10.124

Mỗi bức ảnh lại chứa đựng một câu chuyện, là một mảnh ghép làm nên bức tranh của một thời kỳ lịch sử.

Vào cuối triều đại nhà Thanh, việc văn hóa phương Tây du nhập đã mang theo nhiều những công nghệ hiện đại thời bấy giờ đến Trung Quốc. Với sự xuất hiện của máy ảnh, con người đã lưu giữ được nhiều thước phim vô cùng quý giá. Ngày nay, những bức ảnh sẽ giúp chúng ta có thể hình dung về cuộc sống của người dân hay những gì diễn ra trong Tử Cấm Thành thực sự là như thế nào vào cuối triều đại nhà Thanh.

Hoàng hậu Uyển Dung

Hoàng hậu Uyển Dung
Uyển Dung - Hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh.

Bức ảnh chụp hoàng hậu Uyển Dung - vị hoàng hậu cuối cùng của cuối triều đại nhà Thanh. Được biết, cô vào cung năm 16 tuổi với tư cách là hoàng hậu. Theo nhiều ghi chép, bà xuất phát là một tiểu thư nhà quyền quý, sở hữu dung mạo thanh tân, mái tóc đen tuyền, làn da trắng hồng, nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì.

Sau khi hoàng đế Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành, Uyển Dung cũng rời cung và có một kết cục không mấy tốt đẹp khi dính vào thuốc phiện và ra đi vào năm 40 tuổi ở trong trại giam thành phố Diên Cát.

Phòng ngủ trong Trường Xuân Cung

Phòng ngủ trong Trường Xuân Cung vào đầu thế kỷ 20.
Phòng ngủ trong Trường Xuân Cung vào đầu thế kỷ 20.

Đây là phòng ngủ trong Trường Xuân Cung vào đầu thế kỷ 20. Nơi đây được cho là nơi ở của Thục phi Văn Tú. Lúc này đại điện đã có đèn điện và chiếc giường sắt phong cách phương tây. Được biết, sau khi Thục phi Văn Tú làm nên một cuộc "cách mạng" khi ly hôn với Phổ Nghi do không chịu đựng được các quyết định sai lầm của ông.

Sau đó, cô đi bước nữa cùng một người khác nhưng cũng qua đời khá trẻ vào năm 44 tuổi và không có con.

Một góc phòng nghỉ của Dưỡng Tâm Điện

Đây là nơi ở thực sự của các hoàng đế vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh.
Đây là nơi ở thực sự của các hoàng đế vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh.

Đây là phòng ngủ trong Dưỡng Tâm Điện, nơi được xây dựng vào năm Gia Tĩnh thứ 16 thời nhà Minh, là nơi ở thực sự của các hoàng đế vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh. Từ kiến trúc đến nghệ thuật và văn hóa của nơi này đều có giá trị vô cùng quan trọng. Vị trí của Dưỡng Tâm Điện không nằm ở trục chính giữa mà nằm ở phía tây của Tử Cấm Thành.

Từ Hi Thái hậu ngắm tuyết rơi cùng hai nữ quan

Từ Hi thái hậu
Từ Hi Thái hậu đang thưởng ngoạn trong mùa đông tuyết rơi.

Bức hình ghi lại cảnh Từ Hi Thái hậu đang thưởng ngoạn vào thời điểm mùa đông tuyết rơi. Đứng bên cạnh bà là hai chị em Đức Linh và Dung Linh. Hai người là con gái của Dụ Canh, một vị quan ngoại giao của triều Thanh và cũng là những nữ quan duy nhất trong cung.

Từ nhỏ, Đức Linh và Dung Linh đã sống ở nước ngoài nên họ đã sớm tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến của phương Tây. Sau khi trở về Trung Quốc, hai người con gái của Dụ Canh được Từ Hi Thái Hậu vô cùng yêu mến.

Vào những năm cuối đời, Đức Linh đến Hoa Kỳ và viết hồi ký cũng như xuất bản sách về cuộc sống trong cung điện trong khi Dung Linh lại trở thành một vũ công nổi tiếng nhưng không may gặp một tai nạn làm cô mất đi đôi chân của mình.

Từ Hi Thái hậu dạo chơi du thuyền

Từ Hi Thái hậu dạo chơi du thuyền
Bức ảnh này được chụp vào ngày 16 tháng 7 năm 1903

Đây là bức ảnh của Từ Hi Thái hậu và những người hầu của mình được chụp bởi Dụ Huân Linh, một nhiếp ảnh gia trong cung điện. Bức ảnh được chụp vào ngày 16 tháng 7 năm 1903. Bên cạnh Từ Hi Thái hậu trong ảnh còn có nhiều nhân vật đặc biệt khác như hoàng hậu Long Dụ, các cách cách và các cận thần mà Từ Hi yêu quý.

Mẹ ruột của hoàng đế Phổ Nghi

Mẹ ruột hoàng đế Phổ Nghi là người có địa vị cao quý, dung mạo vô song, khí chất tao nhã...
Mẹ ruột hoàng đế Phổ Nghi là người có địa vị cao quý, dung mạo vô song, khí chất tao nhã...

Mẹ ruột của Phổ Nghi tên là Ấu Lan, con gái của Quân cơ đại thần Vinh Lộc, có họ hàng với Từ Hi Thái hậu. Ngay từ khi còn bé, bà đã được Từ Hi Thái hậu nhận làm con nuôi và sau này ép bà và Thuần thân vương Tái Phong kết hôn.

Bà được mô tả là người có địa vị cao quý, dung mạo vô song, khí chất tao nhã, trang điểm thật không chê vào đâu được. Sau khi thành hôn với Tái Phong, Ấu Lan sinh hai con trai và ba con gái cho Tái Phong, trong đó có Phổ Nghi, dù cuộc hôn nhân của họ không quá hạnh phúc do bị ép buộc.

Một vị quan trong triều và người vợ xinh đẹp

Quan thượng thư và người vợ của ông ta vào cuối triều đại nhà Thanh.
Quan thượng thư và người vợ của ông ta vào cuối triều đại nhà Thanh.

Đây là một bức ảnh cũ của quan thượng thư và người vợ của ông ta vào cuối triều đại nhà Thanh. Trong bức ảnh cũ, quan thượng thư mặc triều phục trông thật chính trực và trang nghiêm. Bên cạnh anh ta là người vợ có gương mặt thanh tú, ăn mặc rất trang nhã, tươm tất.

Thục phi Văn Tú chơi cùng cún cưng

Thục phi Văn Tú
Thục phi Văn Tú.

Đây là Thục phi Văn Tú, một trong những phi tần của vua Phổ Nghi vào cuối triều đại nhà Thanh, đang chơi với một chú chó con vô cùng chăm chú.

Vua Phổ Nghi hồi nhỏ

Vua Phổ Nghi
Vua Phổ Nghi lúc 5 tuổi.

Đây là bức ảnh của vị hoàng đế Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh vào năm 5 tuổi, 3 năm sau khi lên ngôi hoàng đế. Ngày 12/2/1912, Phổ Nghi đã phải thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo.

Phần còn lại của Kiến Phúc Cung sau trận hỏa hoạn năm 1923

Phần còn lại của Kiến Phúc Cung sau trận hỏa hoạn năm 1923
 Dù đã cố gắng dập lửa nhưng tất cả những gì còn lại chỉ là đống tro tàn.

Vào lúc hơn 9 giờ tối ngày 26/6/1923, Kiến Phúc Cung trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa bùng cháy rất nhanh, lan từ Tĩnh Di Hiên đến Diên Xuân Các, khiến cung điện xung quanh chìm trong biển lửa. Dù đã cố gắng dập lửa nhưng tất cả những gì còn lại chỉ là đống tro tàn. Được biết, rất nhiều quốc bảo quý hiếm từ thời các đời vua trước được cất giữ tại đây cũng bị thiêu cháy và khiến vua Phổ Nghi vô cùng tức giận.

Các lính canh trong Tử Cấm Thành

Lính canh trong Tử Cấm Thành
Lính canh ở đời thực không có ngoại hình quá cao lớn vạm vỡ.

Đây là một bức ảnh cũ do Liang Shitai, một nhiếp ảnh gia trong cung chụp cho các lính canh vào năm 1863. Khác với trong những bộ phim cổ trang, lính canh ở đời thực không có ngoại hình quá cao lớn vạm vỡ. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được vẻ uy nghiêm vốn có.

Cập nhật: 27/06/2024 TTVH
  • 3,34
  • 10.124