Trong nhiều năm qua, con người đã và đang nỗ lực khám phá và tìm kiếm về những bí ẩn của Mặt trăng. Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ hiện đại, con người cuối cùng cũng đã hiện thức hoá được giấc mơ đặt chân xuống Mặt trăng, thậm chí là đưa tàu thăm dò đáp xuống vùng tối đầy bí ẩn của hành tinh này.
Năm 1969, khi các phi hành gia của Mỹ lần đầu đặt chân tới Mặt trăng, đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử chinh phục vũ trụ trên thế giới.
Thế nhưng khi đáp xuống được vùng tối của Mặt trăng, những gì tàu vũ trụ khám phá được lại khiến nhiều người nhớ tới lời cảnh báo của nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking.
Vậy, rốt cục vùng tối của Mặt trăng có bí ẩn gì và Hằng Nga 4, con tàu đầu tiên đáp xuống vùng đất xa xôi này đã khám phá được những gì?
Một bức ảnh bề mặt Mặt trăng do tàu Hằng Nga 4 gửi về Trái đất. (Ảnh: AP)
Do ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của Trái đất lên Mặt trăng, dẫn tới việc con người chỉ nhìn thấy nửa Mặt trăng, còn vùng tối của hành tinh này thì vẫn là bí ẩn.
Chính vì không nhìn thấy vùng tối của Mặt trăng nên từ đó nảy sinh ra nhiều giả thuyết khác nhau. Có người cho rằng mặt sau của Mặt trăng là biển. Một số khác lại suy đoán rằng vùng đất này có thể ẩn giấu nền văn minh ngoài hành tinh. Tuy nhiên, sự thật phụ thuộc vào các phát hiện của khoa học.
Để khám phá thêm những bí ẩn về Mặt trăng, Trung Quốc đã tiến hành khởi động dự án thám hiểm Mặt trăng. Theo đó, vào tháng 10/2007, tàu vũ trụ Hằng Nga 1 đã được phóng từ Trung tâm vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Trong suốt 16 tháng thực hiện sứ mệnh thăm dò bề mặt Mặt trăng, Hằng Nga 1 đã gửi về Trái đất các bức ảnh chi tiết của bề mặt hành tinh này.
Thế nhưng bước ngoặt thực sự trong các sứ mệnh khám phá Mặt trăng của Trung Quốc phải kể đến năm 2019. Đó là khi tàu Hằng Nga 4 hạ cánh thành công xuống một miệng hố Von Kármán ở trên bề mặt vùng tối của Mặt trăng vào ngày 3/1/2019. Với thành tích này, Trung Quốc cũng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện thám hiểm nửa tối chưa được biết tới của Mặt trăng.
Các nhà khoa học phát hiện có những kim loại chưa từng được tìm thấy trên Trái đất nhưng lại xuất hiện ở vùng tối của Mặt trăng.
Dựa theo những quan sát thăm dò trước đây, các chuyên gia nhận thấy có rất nhiều miệng núi lửa được hình thành do tác động của thiên thạch vào vùng tối của Mặt trăng. Tuy nhiên, sau cuộc đổ bộ thành công của Hằng Nga 4, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ngoài miệng núi lửa thì còn có rất nhiều kim loại còn sót lại ở vùng tối của Mặt trăng. Một số bị bỏ lại bởi những tàu thăm dò không hạ cánh được trước đây và thậm chí có những kim loại chưa từng được nhìn thấy trên Trái đất.
Bên cạnh việc tìm thấy một số thông tin về thiên văn chưa từng chứng minh được, tàu Hằng Nga 4 phát hiện bên dưới hố Von Kármán còn có một mỏ kim loại khổng lồ nằm ở độ sâu tới 290 km, trữ lượng lên tới 22 triệu tấn. Vì sao Mặt trăng lại có nhiều kim loại đến vậy? Các nhà khoa học cho rằng, mỏ kim loại khổng lồ này hình thành có thể là do từ sau vụ va chạm của thiên thạch với Trái đất trước đó.
Phát hiện này khiến các nhà khoa học ngạc nhiên và không khỏi liên tưởng tới lời cảnh báo của nhà vật lý tài ba Stephen Hawking.
Giáo sư Stephen Hawking là nhà khoa học nổi tiếng người Anh với nhiều đóng góp to lớn cho khoa học. (Ảnh: Getty Images)
Stephen Hawking là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nghiên cứu khoa học. Một số cảnh báo của ông vẫn luôn có sức ảnh hưởng nhất định đến mọi người.
Lúc sinh thời, Stephen Hawking đã để lại nhiều lời cảnh báo cho tương lai, chẳng hạn như hạn chế trí tuệ nhân tạo. Thế nhưng một trong những cảnh báo của nhà vật lý này khiến các chuyên gia và nhiều người lo ngại có liên quan đến nền văn minh ngoài hành tinh. Nhà vật lý Stephen Hawking từng khuyên con người không nên cố gắng chủ động tiếp xúc với nền văn minh ngoài hành tinh. Bởi vì điều này có khả năng mang lại tai hoạ cho con người.
Cụ thể, trong bộ phim tài liệu mang tên "Địa điểm yêu thích của Stephen Hawking" năm 2017, nhà vật lý nổi tiếng này lại một lần nữa cảnh báo về những động thái của con người khi cố gắng tiếp cận và liên hệ với các nền văn minh ngoài Trái đất. Cụ thể, Giáo sư Stephen Hawking đã đề cập đến Gliese 832c, một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời nhưng có nhiều đặc điểm giống với Trái đất, cách xa khoảng 16 năm ánh sáng, làm ví dụ.
Nhà vật lý Stephen Hawking nhận định: "Một ngày nào đó, chúng ta có thể nhận được tín hiệu từ một hành tinh như thế này. Nhưng chúng ta nên thận trọng về việc hồi đáp lại. Bởi gặp gỡ một nền văn minh tiên tiến có thể giống như người Mỹ bản địa chạm trán với Columbus. Kết quả đó không tốt đẹp cho lắm".
Lý do hoá ra rất đơn giản. Trên thực tế dù công nghệ của nhân loại đang ngày càng phát triển, nhưng thực sự vẫn chưa biết những cỗ máy sẽ hoạt động như thế nào khi đối mặt với các nền văn minh ngoài hành tinh.
Chính những kim loại không xác định được tìm thấy ở vùng tối của Mặt trăng nhắc nhở các nhà khoa học một lần nữa về lời cảnh báo của nhà vật lý Stephen Hawking. Bởi vì những kim loại này không có trên Trái đất, do đó không thể loại trừ khả năng chúng là "tài sản" do các nền văn minh ngoài hành tinh khác để lại.
Nhà vật lý Stephen Hawking cảnh báo con người không nên không nên chủ động tiếp xúc với nền văn minh ngoài hành tinh.
Điều này cũng đặt ra hàng loạt giả thuyết, chẳng hạn như người ngoài hành tinh đã đến Mặt trăng khi nào và liệu họ có khám phá ra nền văn minh ở Trái đất?
Trước khi có câu trả lời rõ ràng, đương nhiên cảnh báo của nhà vật lý Stephen Hawking cũng là một lời khuyên với con người trong hành trình tìm kiếm và thám hiểm Mặt trăng trong tương lai.
Trên thực tế, một nửa của Mặt trăng luôn hướng về phía Trái đất, trong khi đó nửa đối diện chính là nửa tối. Đây cũng chính là nửa mà con người không thể nhìn thấy được. Kể từ năm 1959, khi tàu vũ trụ của Liên Xô lần đầu chụp được bức ảnh về nửa tối, các tàu vũ trụ sau đó dù nhìn thấy nửa tối của Mặt trăng nhưng lại chưa bao giờ hạ cánh xuống khu vực này.
Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện các cuộc thám hiểm Mặt trăng và hiện đặt mục tiêu theo kịp Nga, Mỹ để trở thành cường quốc về vũ trụ vào năm 2030.