Các thành phần trong cao hổ không giúp xử lý vết đau, mà chỉ đánh lừa và khiến bộ não bỏ qua tín hiệu đau đớn từ các đầu dây thần kinh.
Cao hổ (Tiger Balm) là loại thuốc bôi giảm đau được một thầy thuốc Trung Quốc tung ra thị trường từ thập niên 1870. Loại cao này có tác dụng giảm đau cơ hoặc các vết bầm tím. Tuy nhiên, khác với Ibuprofen và Aspirin, cao hổ không giải quyết được nguồn gốc vết đau. Các thành phần bên trong loại cao này chỉ tạo cảm giác nóng trên da, đánh lạc hướng tín hiệu gửi về bộ não, theo Wired.
Một trong hai thành phần hoạt tính của cao hổ là long não. Nó có khả năng giảm đau bằng cách kích hoạt đầu dây thần kinh cảm nhận nhiệt độ, khiến con người cảm thấy lạnh. Hệ thần kinh chỉ có thể nhận lượng thông tin có giới hạn ở một khu vực. Điều này khiến bộ não tập trung vào cảm giác lạnh và bỏ qua cơn đau.
Cao hổ tự chế dựa trên các thành phần đánh lừa thần kinh. (Ảnh: Livestrong).
Thành phần hoạt tính thứ hai là menthol, một dạng cồn được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà. Nó cũng có tác dụng kích hoạt thụ thể cảm nhận lạnh trên da. Menthol có khả năng làm mạch máu co lại và giảm sưng, tương tự một gói đá lạnh. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng tương tác với thụ thể opioid, tạo ra hiệu ứng giảm đau thực tế.
Đây là sản phẩm thừa sau quá trình chiết xuất menthol, vẫn chứa một phần nhỏ menthol và có giá rẻ hơn nhiều. Thành phần hợp chất có 26% menthone, cho phép nó và các chất khác trong cao hổ thẩm thấu qua da dễ hơn.
Đây đều là những hợp chất đánh lừa thần kinh. Chúng được cho là có tác động tương tự long não và tinh dầu bạc hà, nhưng nhằm vào các thụ thể cảm nhận sức nóng.
Loại hỗn hợp này được tạo thành từ hai chế phẩm dầu thô, nhằm mục đích gắn kết các chất khác trong cùng một khối cao. Chuỗi hydrocarbon của sáp nến dài hơn, khiến nó cứng và dính chặt ở nhiệt độ phòng. Trong khi đó, vaseline dễ dàng được bôi ra bề mặt da.
Khi kết hợp với nhau, hỗn hợp này có dạng nửa rắn, dễ dàng mềm khi bôi lên da. Đây là yếu tố quan trọng để những hoạt chất trong cao hổ có thể tiếp xúc tối đa với da.