Thoát xác chỉ là... rối loạn tâm trí

  •  
  • 1.851

Thoát xác chỉ là một hiện tượng của trạng thái rối loạn tâm trí, trong khi đó lại có nhiều người đã tin rằng có sự tồn tại của một con người ảo. Kết luận này được TS Olaf Blanke (Bệnh viện Đại học Gevena, Thụy Sỹ) cùng các đồng nghiệp công bố tại Hội nghị của Hiệp hội vì Sự tiến bộ Khoa học (AAAS) đang diễn ra tại Washington.

Trong lịch sử nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, có hai trường hợp dễ rơi vào trạng thái này đó là gần chết, hoặc khi đang trên bàn mổ. Khi đó, họ sẽ rơi vào trạng thái tương tự như thoát xác, họ thấy mình như được bay lên và lơ lửng nhưng nhìn lại vẫn thấy cơ thể mình nằm trên giường. Điều đó, đã khiến nhiều người tin rằng có sự tồn tại giữa linh hồn và thiên đường.

Từ các nghiên cứu trên đã khiến các nhà khoa học tin rằng, thoát xác không phải là điều gì huyền bí, mà chỉ là một dạng phản ứng nào đó của não khi bị kích thích.


Thoát xác (Ảnh minh họa)

Giáo sư Olaf Blanke và nhóm của ông tại Đại học Geneva đã thử làm một thí nghiệm, khi đưa những người tình nguyện vào một căn phòng ảo do máy tính tạo ra bằng công nghệ 3D. Các tình nguyện viên sẽ được đeo kính bảo hộ và đứng trước máy ảnh. Ở đó, có một mô hình người lặp lại chính xác toàn bộ các hành động và di chuyển của họ, được gọi là avatar.

Khi các nhà khoa học vuốt ve vào người tình nguyện viên bằng một cây gậy thì máy tính cũng lặp lại hành động tương tự trên avatar. Các tình nguyện viên đã thật sự bối rối, vì họ tin rằng, cơ thể ảo chính là cơ thể của mình. Tương tự với hai lần thí nghiệm sau, các nhà khoa học cũng thu được kết quả như vậy. Tuy mỗi lần chỉ kéo dài vài giây, nhưng cảm giác này lặp đi lặp lại đến 3 lần trong thí nghiệm.

Những tình nguyện viên đã không nhận ra được sự khác biệt, họ cho rằng, cơ thể mình đang ở phía trước dù cơ thể ảo cách xa đến 2m với cơ thể thật.

Từ những thí nghiệm này, các nhà khoa học đã cho rằng, trạng thái thoát xác sẽ xảy ra khi bộ óc bị làm cho rối loạn và nhầm lẫn của bộ nhớ. Kỹ thuật mà họ sử dụng để tạo ra trạng thái thoát xác có thể ứng dụng để sản xuất đồ chơi, hoặc để điều trị những căn bệnh bắt nguồn từ việc cảm nhận méo mó về ngoại hình như chứng chán ăn.

Theo Vietnamnet
  • 1.851