Thông tin liên lạc giữa động vật

  •  
  • 541

Trên thế giới không có loài nào sống đơn độc một mình, sự liên hệ giữa mỗi loài đều có một phương thức riêng. Kiểu sống tập thể giữa chúng có sự liên hệ với nhau bằng "ngôn ngữ hóa học".

"Ngôn ngữ hóa học" của kiến gọi là kích tố - c

"Ngôn ngữ hóa học" của kiến gọi là kích tố

"Ngôn ngữ hóa học" của kiến gọi là kích tố (Ảnh: tightloop)

hất kích thích, đó là một chất hóa học tiết ra ngoài cơ thể do một khí quan nào đó của kiến. Khi đi kiếm mồi, kiến rải kích tố trên đường đi, đồng bọn theo mùi vị của kích tố sẽ biết phải đến hỗ trợ kiếm mồi ở đâu. Những con khác cũng vậy, và thế là tạo ra một "hành lang mùi vị", hàng đàn kiến cứ theo hành lang đó mà vận chuyển lương thực về tổ. Kiến còn có thể căn cứ vào mùi vị để phân biệt ai cùng họ, ai khác họ. Nếu chẳng may vào nhầm tổ, tính mạng con kiến "bị nhầm" đó cầm chắc cái chết.

Tinh tinh liên lạc với nhau bằng tiếng kêu. Khi một con nào đó thấy trên cây có quả, nó sẽ kêu váng lên gọi đồng bọn đến ăn. Khi nó gặp kẻ địch cũng kêu gọi đồng bào đến cứu và trợ chiến.

Côn trùng rên rỉ, ca hát là để tỏ tình, quyến rũ kẻ khác giới hoặc báo động về tai họa. Bụng ve có một túi khí, một bên túi khí là màng trống - không khí chuyển động trong túi khí làm rung màng trống phát ra "tiếng ve suốt đêm hè". Châu chấu phát âm bằng cách cọ chân vào cánh. Dế mèn lại đập cánh vào nhau để gọi bạn.

Ong dùng điệu nhảy để thông tin, rủ nhau đi lấy mật. Nhà sinh vật học người Áo - Fritzsche, nghiên cứu kỹ về loài ong, phát hiện ong có 2 điệu vũ chủ yếu: quay tròn và lưỡi liềm. Ong thợ khi đi làm về bao giờ cũng bay múa: nếu múa theo điệu quay tròn những con ong thợ khác sẽ biết là thức ăn cách tổ khoảng 100m. Nếu múa điệu lưỡi liềm có nghĩa là ở xa, càng xa nó múa càng nhanh và càng lâu.

H.T (Theo Thế giới động vật)
  • 541