Thực phẩm chế biến tẩm... phụ gia vàng mã!

  •  
  • 647

Thực phẩm chế biến lại tẩm chất nhũ vàng (hóa chất dùng để in giấy tiền vàng mã) để tạo màu hấp dẫn... Sở Y tế TP.HCM báo động vệ sinh an tòan thực phẩm! 

Không rõ ai quản lý?

Hiện trên thế giới có khoảng 2.000 loại hóa chất được sử dụng làm phụ gia trong chế biến thực phẩm, nhưng Việt Nam chỉ cho phép có 258 chất làm phụ gia.

Từ đó, các cơ sở sản xuất đã “vượt rào” sử dụng các chất phụ gia ngoài danh mục mà điển hình là các chất Formaldehyde, hàn the… có hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.

BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã cho biết như trên trong "Hội nghị Chất lượng TP.HCM lần thứ VI" tổ chức hồi gần đây.

Điều đáng lo ngại hơn, theo đại diện Sở Y tế TP.HCM là việc buôn bán hóa chất dùng làm phụ gia không được cơ quan nào quản lý. Nhiều cơ sở đã tự ý sử dụng các lọai hóa chất độc hại, nhất là phẩm màu, để tạo sự hấp dẫn giả tạo cho thực phẩm. Thậm chí, còn có tình trạng các quầy, sạp bán thực phẩm chế biến đã tẩm nước pha chất nhũ vàng (loại hóa chất dùng để in giấy tiền vàng mã) vào gà vịt để tạo màu hấp dẫn.

Bên cạnh đó, quản lý của các cơ quan chức năng vẫn chưa đạt hiệu quả bởi sự chồng chéo về chức năng và khả năng phối hợp kém của các ngành quản lý. Chẳng hạn ngành thú y kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, dịch bệnh, ngành y tế kiểm soát việc bảo quản và sử dụng, nhưng khi có vụ ngộ độc xảy ra thì không thể kết luậ được thiếu sót do trách nhiệm của nhà hàng, của ngành thú y, hay do thiếu kiểm soát của ngành y tế.

Mặc khác do phân công trách nhiệm không rõ ràng, không rõ trách nhiệm thuộc về cơ quan nào, dẫn đến việc buông lỏng quản lý. Một đơn cử là đối với lĩnh vực thủy hải sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản chịu trách nhiệm các nhà mày chế biến nhóm B, Sở thương mại quản lý 4 chợ đầu mối, Sở Y tế kiểm tra việc bảo quản sử dụng thủy hải sản đã được mua về để tiêu dùng, còn thủy hải sản bán lẻ trên trị trường hầu như không cơ quan nào quản lý.

Sự bất cập trong quản lý và thiếu chặt chẽ trong công tác phối hợp đã dẫn đến sự bị động trong tất cả các cơ quan quản lý, khiến cho các cơ quan quản lý không thể xây dựng được chiến lược của ngành mình. Từ đó, các cơ quan chỉ nặng về đối phó nhằm trong từng thời điểm, chẳng hạn như các cuộc cao điểm ra quân kiểm tra, xong đâu lại vào đấy.

Theo Sở Y tế TP.HCM, chất lượng VSATTP đang nổi lên như một vấn đề thời sự của thành phố. Lo âu lớn nhất của Sở này nêu ra, là nếu tình trạng quản lý không được khắc phục, thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường khi Chính phủ ban hành chủ trương chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo Luật doanh nghiệp.

Loại và chỉ tiêu
kiểm nghiệm

Năm 2002  

Năm 2003  

Năm 2004 

Tổng số mãu kiểm tra

Tổng số mẫu không đạt

Tổng số mãu kiểm tra

Tổng số mẫu không đạt

Tổng số mãu kiểm tra

Tổng số mẫu không đạt

Vệ sinh (theo 867 - BYT)

68

60

66

65

99

82

Lý hóa (phẩm màu, hàn the, đường hóa học)

87

32

85

45

127

60

 
Đặng Vỹ

Theo VietNamNet
  • 647