Cuộc nghiên cứu đang diễn ra và ngày càng phát triển về y khoa trong thời đại của các Pharaon cho thấy thuốc nhuận tràng có vẻ như đã chi phối các loại thuốc khác của người Ai Cập cổ đại. Cuộc điều tra này là một trong những nghiên cứu lớn nhất về đề tài này và là sự cộng tác giữa trường Đại học Manchester của Anh và Đề án Bảo tồn Dược thảo ở St. Katherine, Sinai.
Quả sung, chà là và cám là những loại thuốc nhuận tràng phổ biến vào thời của các Pharaon (Ảnh: Typad) |
Quả sung, chà là và cám là những loại thuốc nhuận tràng phổ biến vào thời của các Pharaon
Những người Ai Cập đầu tiên cũng có vẻ như đã nhận ra rằng sự căng thẳng có thể làm tăng thêm bệnh tật. Họ đã xây dựng các viện điều dưỡng nơi mà người ta sẽ trải qua “liệu pháp như mơ” và điều trị bằng những “hồ nước để chữa bệnh”. Các nhà khoa học tin rằng người Ai Cập có được kiến thức y khoa từ những bộ lạc du mục mà đã thống nhất lại để hình thành nên Ai Cập cổ đại cũng như là từ những người ở Mesopotamia và Nubia.
Sự hành nghề y hiện nay của những người Ả Rập du cư trong khu vực Sinai và một số nhóm trong các khu vực của Ai Cập cho thấy các nét tương tự với y học thời Pharaon. Metcalfe cho biết: “Chẳng hạn như cây keo dùng để chữa bệnh ho và đau mắt trong các thời cổ đại và vẫn còn được dùng để chữa hai bệnh trên cho đến ngày hôm nay. Bệnh đau bụng được chữa trị bằng những loại chống lại các cơn co thắt như kỳ nham, thìa là, cây rau mùi mà vẫn còn phổ biến ngày nay.”
Bác sĩ John Taylor, người phụ bảo quản các di tích cổ trong Viện bảo tàng Anh ủng hộ cuộc nghiên cứu. Gần đây, ông đã cho Metcalfe và đội nghiên cứu được quyền sử dụng tất cả các vết tích về thảo dược trong bộ sưu tập của viện bảo tàng. Bác sĩ Taylor tin rằng người Ai Cập cổ đại đã kết hợp kiến thức y khoa của mình với những phương pháp chữa trị thuộc về tâm linh như các câu thần chú và các nghi lễ.
Metcalfe đồng ý và nói rằng người Ai Cập thường cầu nguyện để chữa trị mặc dù họ tin rằng thượng đế không phải lúc nào cũng ở bên họ. Metcalfe giải thích: “Một số bệnh được cho là hậu quả của những linh hồn đầy tội ác hay là sự không hài lòng của một vị thần nào đó. Và trong những trường hợp này thì việc dùng những phương pháp mang tính “thần thông” trong tôn giáo chắc có vẻ hợp lý hơn.”
Bên cạnh việc khám phá ra thông tin về quá khứ của Ai Cập, các nhà nghiên cứu còn hy vọng là có thể bảo tồn sự đa dạng về sinh học của đất nước này và khu vực xung quanh bằng cách nhận ra những cây có ích của bản xứ và đẩy mạnh sự phát triển của chúng trong khu vực.
Hoàng Kim