Trong những năm gần đây, các nhà sinh học trên thế giới đã phát hiện thấy nhiều bằng chứng cho thấy người Homo sapiens không sở hữu độc quyền nhiều phẩm chất tưởng như chỉ riêng con người mới có.
Chẳng hạn, quạ ở New Caledonian biết chế tạo và sử dụng công cụ, tinh tinh biết đánh giá tình hình mà đồng loại gặp phải và truyền cho chúng những công cụ cần thiết, chim bồ câu có kỹ năng đếm thô sơ... Nay theo tạp chí Plos One, một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã phát hiện ra rằng khi giao tiếp với nhau khỉ đầu chó Guinea sử dụng nguyên âm tương tự như người vẫn phát âm.
Cấu trúc của ngôn ngữ loài linh trưởng chứ không phải hình thức đặc thù của thanh quản.
Về vấn đề này, các chuyên gia tin rằng nền tảng của ngôn ngữ nói phổ biến chung cho các loài linh trưởng cao cấp, hình thành khoảng 25 triệu năm trước.
Các chuyên gia lưu ý rằng họ đã ghi được các âm thanh [v], [a], [e], [a] và [d] tương tự như khi con người phát âm. Theo các nhà khoa học, sự tương đồng này có thể chỉ ra rằng hệ thống tín hiệu cổ xưa có nhiều điểm chung. Công trình nghiên cứu cũng cho thấy rằng cấu trúc của ngôn ngữ loài linh trưởng chứ không phải hình thức đặc thù của thanh quản, ảnh hưởng đến sự phát âm. Điều đáng chú ý là khỉ đầu chó Guinea và con người có các cơ quan phát âm tương tự nhau.
Theo một giả thiết của các chuyên gia, những mầm mống đầu tiên của giọng nói con người đã hình thành từ khoảng 70.000-100.000 năm trước và gắn liền với sự phát triển thanh quản ở người. Đây là sự khởi đầu sơ khai của tiếng nói diễn ra 25 triệu năm trước đây, khi chỉ là một tập hợp những âm thanh khác nhau.
Nhà sinh học Joel Fagot ở Trường đại học Marseille (Pháp) kết luận: "Những điểm tương đồng trong "lời nói" của khỉ đầu chó và những âm thanh do con người phát ra cho thấy các nguyên âm trong tiếng nói của con người rất có thể là sản phẩm tiến hóa của hệ thống âm thanh và tín hiệu cổ xưa, được truyền từ tổ tiên cho con cháu và liên tục được cải thiện trong toàn bộ chuỗi tiến hóa tổ tiên con người và vượn dạng người”.