Tìm hiểu về hành tinh lùn Eris

  •   2,33
  • 2.824

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn những khái niệm cơ bản nhất về hành tinh lùn Eris, mời các bạn cùng tham khảo.

136199 Eris (trước đây được gọi là 2003 UB313) là hành tinh lùn lớn thứ hai trong Thái Dương hệ sau sao Diêm Vương và là thiên thể thứ 11 quay quanh Mặt Trời (tính theo khoảng cách, không kể vành đai Kuiper và các mặt Trăng).

Đầu tiên, Eris được nhận diện là thiên thể ngoài Hải Vương tinh (TNO) mà các nhà thiên văn California tại đài thiên văn trên đỉnh Palomar miêu tả là "lớn hơn rõ rệt" so với hành tinh Diêm Vương. Thiên thể này được các nhà phát hiện, NASA và một số phương tiện thông tin đại chúng coi là hành tinh thứ mười, nhưng vẫn chưa rõ ràng là nó sẽ được chấp nhận rộng rãi như là một hành tinh mới hay không. Nó có ít nhất một vệ tinh, điều này sẽ cho phép các nhà điều tra đo đạc khối lượng của hệ thống này.

Eris (giữa) và Dysnomia (bên trái Eris), được chụp bởi Kính viễn vọng Hubble
Eris (giữa) và Dysnomia (bên trái Eris), được chụp bởi Kính viễn vọng Hubble.

Tên gọi chính thức của thiên thể này vẫn chưa có, mặc dù các nhà phát hiện ra nó đã đề nghị tên có thể cho nó tới Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU), là cơ quan xem xét các quy ước đặt tên thiên văn. Tuyên bố cho rằng 2003 UB313 đã được đặt tên là "Xena" hay "Lila" là không chính xác; cả hai tên gọi này đã được các nhà phát hiện sử dụng một cách thân mật nhưng chẳng có tên nào trong chúng đã được đệ trình tới IAU. Quy tắc để đặt tên cho 2003 UB313 hiện nay bị trì hoãn phụ thuộc vào các quyết định có nên phổ biến định nghĩa thuật ngữ 'hành tinh' một cách hình thức hay không và địa vị của thiên thể này theo định nghĩa như thế nào.

Tên gọi Eris được đặt theo tên của vị thần xung đột trong thần thoại Hy Lạp, người đã gây ra cuộc chiến thành Troia.

Các quan sát gần đây (2011) bởi đài quan sát La Silla ở ESO nhờ sự che khuất của Eris khi nó che qua một ngôi sao cho ước tính đường kính của nó bằng 2326km với sai số 12km. Các quan sát đầu tiên cho thấy mêtan đóng băng có trên bề mặt thiên thể này. Điều này cho thấy 2003 UB313 giống với Diêm Vương Tinh hơn là các hành tinh nhỏ khác đã phát hiện ra trước đây ở rìa ngoài của hệ Mặt Trời.

Các quan sát tiếp theo vào tháng 10 năm 2005 phát hiện ra là thiên thể này có vệ tinh, S/2005 (2003 UB313) 1, có tên thân mật là "Gabrielle". Các nhà khoa học có kế hoạch sử dụng thông tin này để xác định khối lượng của 2003 UB313.

Phân loại

Ảnh chụp ngắt quãng chỉ ra chuyển động của 2003 UB313 giữa các vì sao.
Ảnh chụp ngắt quãng chỉ ra chuyển động của 2003 UB313 giữa các vì sao.

2003 UB313 được phân loại như là SDO, một thiên thể thuộc TNO mà người ta tin rằng đã "bị rải" từ vành đai Kuiper vào không gian xa hơn và có quỹ đạo bất thường do các tương tác hấp dẫn với Hải Vương Tinh khi hệ Mặt Trời hình thành. Mặc dù độ nghiêng quỹ đạo lớn của nó là bất thường trong số các SDO hiện nay đã biết, các mô hình lý thuyết cho rằng các thiên thể mà nguyên thủy nằm gần góc bên trong của vành đai Kuiper bị ném vào các quỹ đạo có độ nghiêng cao hơn so với các thiên thể ở phía ngoài vành đai. Các thiên thể bên trong vành đai nói chung là nặng hơn so với các thiên thể ở mé ngoài, và vì thế các nhà thiên văn dự tính là có thể phát hiện ra nhiều thiên thể lớn giống như 2003 UB313 trong các quỹ đạo có độ nghiêng lớn.

Do 2003 UB313 xuất hiện dường như còn lớn hơn cả Diêm Vương Tinh, nó có thể được coi là hành tinh thứ mười của hệ Mặt Trời, và nó đã được NASA và các phương tiện thông tin đại chúng miêu tả như thế trong các thông tin về việc phát hiện ra nó. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được gọi chính thức là như thế, do ngay cả địa vị của Diêm Vương Tinh như là một hành tinh cũng là chủ thể của các tranh cãi. Một số nhà thiên văn tin rằng có một lượng lớn các TNO chưa phát hiện ra cũng to lớn hơn cả Diêm Vương Tinh. Phân loại tất cả chúng như là hành tinh được coi là điều gây khó khăn.

Quỹ đạo

Vị trí của 2003 UB313 vào ngày 29 tháng 7 năm 2005.
Vị trí của 2003 UB313 vào ngày 29 tháng 7 năm 2005.

2003 UB313 có chu kỳ quỹ đạo 557 năm, và hiện nay đang nằm gần như ở khoảng cách cực đại của nó tới Mặt Trời (điểm viễn nhật). Hiện tại nó là thiên thể xa nhất đã biết của hệ Mặt Trời với khoảng cách tới Mặt Trời là 97 AU, mặc dù có khoảng 40 TNO đã biết (nổi tiếng nhất là 2000 OO67 và Sedna), mà hiện tại nằm gần với Mặt Trời hơn 2003 UB313 lại có khoảng cách quỹ đạo trung bình lớn hơn của nó.

Kích thước

Các quan sát của kính thiên văn vũ trụ Spitzer có thể đưa ra giới hạn trên trong kích thước của 2003 UB313. Lượt quan sát đầu tiên đã thất bại trong việc phát hiện thiên thể mới, kết quả mà nó thông báo ban đầu chỉ ra giới hạn trên là khoảng 3.500km, nhưng sau đó đã bị phát hiện là do sai sót kỹ thuật, vì thế ước tính giới hạn trên của nó là khoảng 5.000km vẫn chưa bị bỏ đi. Các quan sát mới diễn ra trong ngày 23/8 và 25/8/2005 và hiện nay đang được phân tích.

Bề mặt

Đội tìm kiếm đã tuân theo sự xác định ban đầu của họ về 2003 UB313 với các quan sát bằng kính quang phổ thực hiện trên Kính thiên văn Gemini Bắc 8 m tại Hawaii ngày 25 tháng 1 năm 2005. Ánh sáng hồng ngoại từ thiên thể cho thấy sự hiện diện của băng mêtan, chỉ ra rằng bề mặt của 2003 UB313 là tương tự như của Diêm Vương Tinh, là TNO duy nhất đã biết đến nay là có mêtan. Vệ tinh của Hải Vương Tinh Triton có lẽ là có liên quan tới các thiên thể vành đai Kuiper, và cũng có mêtan trên bề mặt nó.

Cập nhật: 21/10/2017 Theo wiki
  • 2,33
  • 2.824