Tìm ra phương pháp "miễn dịch" với tâm trạng buồn

  •  
  • 2.099

Các nhà khoa học Israel đã chỉ ra, càng việc tiếp xúc nhiều với vấn đề tiêu cực, bạn càng "miễn dịch" với nỗi buồn.

Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Tel Aviv (Israel) mới đây đã chỉ ra, việc phải tiếp xúc nhiều lần với những sự kiện, vấn đề tiêu cực sẽ giúp bạn trung hòa, "miễn dịch" với nỗi buồn.

Tiến sĩ Moshe Shay Ben Haim, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Tâm trạng không vui sẽ làm nhận thức trở nên trì trệ. Tuy nhiên, chúng tôi đã tìm ra phương cách hữu hiệu giúp bạn tránh lâm vào tâm trạng xấu này ngay từ đầu - đó là tập “chai sạn” với kích thích tiêu cực”.

Tìm ra phương pháp "miễn dịch" với tâm trạng buồn

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành cuộc thử nghiệm lý thuyết bằng cách sử dụng "hiệu ứng Stroop" - một trong những công cụ của tâm lý thực nghiệm để tìm hiểu ảnh hưởng của hai kích thích trái ngược nhau đến thời gian phản ứng của một người.

Đối tượng nghiên cứu sẽ được xem một chuỗi những từ in sẵn và phải nói tên màu của chữ. Tuy nhiên, bản thân từ đó lại chỉ màu ngược lại (ví dụ từ “đỏ” được in bằng mực xanh), dẫn đến sự đối lập nhất thời với màu của chữ. Điều này gây ra một "khoảng lặng" trong thời gian phản ứng được gọi là hiệu ứng Stroop.

Ở cuộc thử nghiệm này, tiến sĩ Ben Haim cùng đồng nghiệp đưa ra bảng chữ với màu đối lập và yêu cầu người tham gia lặp lại thí nghiệm 10 -12 lần. Các chuyên gia nhận thấy, khi những từ tiêu cực hiển thị hai lần, đối tượng có thể xác định màu sắc của chúng ngay lập tức.

Tiếp theo đó, không chỉ biểu thị màu sắc trái ngược, các nhà nghiên cứu còn đưa thêm từ có tác động tới cảm xúc như "khủng bố". Cũng tương tự như trên, khi từ "khủng bố" xuất hiện hai lần, đối tượng có thể xác định ngay màu mực mà không có "khoảng lặng". Điều này cho thấy, kích thích cảm xúc tiêu cực sẽ mất tác dụng khi chúng lặp lại nhiều lần.

Tiến sĩ Moshe Shay Ben Haim chia sẻ: "Phát hiện này sẽ phần nào giúp bạn thoát khỏi tâm trạng tồi tệ dễ dàng hơn. Bằng cách liên tục tìm ra thông tin không vui, tiếp xúc nhiều lần với chúng, qua đó, bạn sẽ có một tâm trạng tốt hơn mà không bị hiệu ứng tiêu cực chi phối".

Theo PLXH
  • 2.099