Tổng "kiểm kê dân số" cá voi

  •  
  • 944

Ngày 23/7 là ngày Toàn thế giới của cá voi và cá heo. Ngày này đã tuyên bố từ hơn một phần tư thế kỷ trước đây, khi chính thức cấm đánh bắt thương mại cá voi.

>>> Kỳ lạ cá voi sát thủ kiếm ăn nuôi con tật nguyền

Trong nhiều thế kỷ, cá voi bị tận diệt một cách không thương tiếc. Chúng đã bị giết, trước hết là vì lớp mỡ có giá trị, được sử dụng làm nhiên liệu. Ngay cả bây giờ, bất chấp lệnh cấm, một số nước vẫn còn săn bắt cá voi. Trước hết là Nhật Bản. Một cách chính thức, tại đất của xứ sở Mặt trời mọc người ta nói rằng họ bắt động vật để nghiên cứu khoa học. Nhưng cuối cùng thì thịt cá voi lại xuất hiện trong thực đơn.

Trong khi những người bảo vệ động vật ăn mừng kỷ niệm Công ước nghiêm cấm đánh bắt cá voi với quy mô lớn, thì những người ủng hộ việc đánh bắt cá voi đang cố gắng bảo vệ quyền của mình được săn bắt tại Tòa án Công lý Quốc tế. Cách đây không lâu đã kết thúc các buổi điều trần ở Hague về việc đánh bắt cá voi của Nhật Bản ở Nam Cực. Đơn khiếu nại của chính quyền Úc kiện Nhật Bản đã được đệ trình lên tòa án từ ba năm trước. Họ yêu cầu phải công nhận rằng Tokyo đã vi phạm Công ước năm 1986. Theo số liệu của các nhà chức trách Úc, từ thời điểm thông qua Công ước, có nghĩa là trong hơn hai mươi năm qua, các tàu săn cá voi của Nhật Bản đã giết chết hơn 10.000 con cá voi mà được ngụy trang bằng các nghiên cứu khoa học. Điều phối viên chương trình biển của WWF ông Konstantin Zgurovsky nhận xét.

"Tổng kiểm kê dân số" cá voi
Ảnh: rightwhales.neaq.org

Có thể nghiên cứu cá voi mà không giết hại chúng. Tất nhiên, phần nhiều việc này chỉ là để tưởng nhớ đến truyền thống Nhật Bản. Họ đã quen rằng trong nhà hàng của mình phải có thịt cá voi để đưa lên bàn phục vụ. Theo truyền thống này, Nhật Bản vẫn còn ngoan cố tiếp tục giết cá voi. Thôi thì cũng chấp nhận được nếu đó là chủng loại cá còn nhiều như cá voi sọc nhỏ, nhưng đôi khi họ giết cả các loài quý hiếm - và điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Tòa án quốc tế của LHQ cần phải đưa ra quyết định của mình cho đến cuối năm nay. Hôm nay, việc đánh bắt cá voi đã bị cấm ở hầu hết các nước, trong đó có Mỹ và Nga. Trong thế kỷ qua, Mỹ và Liên Xô là một trong số những quốc gia đứng đầu trong việc đánh bắt loài động vật biển có vú này. Nhưng bây giờ việc đánh bắt cá voi chỉ được cấp phép cho các dân tộc thiểu số bản địa miền Bắc, mà sự sống sót của họ trong khí hậu khắc nghiệt là hoàn toàn phụ thuộc vào việc đánh bắt cá voi. Hiệp ước năm 86 đã mang lại trái chín của mình. Mặc dù mối đe dọa bị tiệt chủng của một số loài vẫn còn tồn tại, số lượng các loài đang khác dần hồi phục, chuyên gia về động vật biển có vú của Liên hiệp bảo tồn thiên nhiên toàn thế giới ông Gregory Tsidulko đã nhận xét.

Trong những năm gần đây, trong quần đảo Commander đã lại gặp thấy cá voi trơn Nhật Bản. Hay bằng tiếng Anh chúng được gọi là right whale, có nghĩa là "cá voi ngay thẳng". Tên "ngay thẳng" là bởi vì sau khi đã bị giết cá voi trơn lại không chìm, trái ngược với nhiều con cá voi khác. Vì vậy, những con cá voi này luôn là mục tiêu chính của thợ săn cá voi. Và chúng thường bị tiêu diệt đầu tiên. Mười lăm năm trước đây người ta tin rằng những con cá voi Nhật Bản đã không còn tồn tại.

Theo lời các chuyên gia, trong những năm gần đây các nhà khoa học đã có thể gặp được ngay cả một nhóm nhỏ những con cá voi hiếm này. Nhưng số lượng chúng có bao nhiêu trong đại dương – hiện khó có thể nói được. Tuy nhiên, có thể là nó sẽ được làm sáng tỏ nhanh chóng. Chính trong những ngày này ở Thái Bình Dương, các nhà khoa học đang tiến hành công việc "điều tra dân số cho cá voi".

Theo TNNN
  • 944