Top 5 "công nghệ" cổ đại đã định hình giáo dục hiện đại

  •  
  • 379

Từ những khởi đầu khiêm tốn cho đến kỷ nguyên kỹ thuật số, năm công nghệ cổ xưa này đã có tác động đáng kể đến cách chúng ta dạy và học.

1. Bàn tính: Công cụ hỗ trợ tính toán cổ xưa

Nhiều người sẽ nghĩ rằng bàn tính là một phát minh độc đáo tại Trung Quốc, tuy nhiên thiết bị đếm cổ xưa này cũng được phát minh ở Mesopotamia (Lưỡng Hà) và chính công cụ này đã cách mạng hóa cách dạy và hiểu các khái niệm toán học của con người. Công nghệ đơn giản nhưng thông minh này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các phép tính khó và khuyến khích phát triển các kỹ năng toán học thiết yếu.

Di sản của bàn tính vẫn được tiếp tục xuất hiện trong giáo dục hiện đại bằng cách hỗ trợ trực quan.

Bàn tính: Công cụ hỗ trợ tính toán cổ xưa
Người Lưỡng Hà cổ đại thường sử dụng bàn tính để tính toán làm thế nào để xây dựng các công trình công cộng, trong khi đó người Trung Quốc cổ đại lại sử dụng nó phổ biến hơi con công việc kinh doanh. (Ảnh: Cosmosmagazine).

2. Giấy cói và chữ viết

Trước khi phát minh ra máy in, các nền văn minh cổ đại đã dựa vào giấy cói, một loại vật liệu giống như giấy hiện đại và được làm từ lõi của cây cói, để bảo tồn và phổ biến kiến thức. Ví dụ, người Ai Cập cổ đại đã ghi lại mọi thứ trên các cuộn giấy cói, từ các văn bản thiêng liêng đến các ghi chép chính thức.

Người Ai Cập cũng đã phát minh ra những chiếc bút làm từ cây sậy cắt nhỏ, đủ chắc để viết trên giấy cói, và trộn bồ hóng hoặc vật liệu hữu cơ khác với sáp ong và nhựa cây để làm mực.Nhiều tờ giấy cói được khắc chữ tượng hình Ai Cập vẫn còn nguyên vẹn và có thể đọc được, thậm chí sau hơn 5.000 năm.

Giấy cói và chữ viết cho phép con người tạo ra các văn bản tiêu chuẩn hóa có thể được sử dụng để truyền bá thông tin đáng tin cậy đến nhiều đối tượng hơn. Giáo viên có thể sử dụng tài liệu bằng văn bản để đảm bảo phổ biến thông tin chính xác và nhất quán.

Giấy cói và chữ viết
Ngay từ năm 3000 trước Công nguyên, người Ai Cập đã phát triển một kỹ thuật làm giấy từ lõi của cây cói, một loại cây phổ biến dọc theo bờ sông Nile. Các dải dài được dệt lại với nhau và đè nặng xuống để liên kết chúng thành một tấm mỏng và chắc chắn. (Ảnh: History).

3. Thư viện Alexandria: Thu thập kiến thức

Tầm quan trọng của việc học theo nhóm được chứng minh bởi Thư viện Alexandria, nơi từng được coi là thư viện lớn nhất thế giới. Một bộ sưu tập khá lớn gồm các cuộn giấy, bản viết tay và văn bản từ nhiều nền văn hóa và ngành học thuật khác nhau được lưu giữ trong kho lưu trữ khổng lồ được thành lập vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên này.

Để tiếp cận kho kiến thức phong phú của thành phố, các học giả, sinh viên và nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Alexandria của Ai Cập. Thư viện Alexandria nhấn mạnh ý tưởng về các tài nguyên học tập tập trung, điều này đã tạo ra có sở hình thành các thư viện hiện đại và cơ sở dữ liệu kỹ thuật số ngày nay.

Thư viện Alexandria ở thành phố Alexandria của Ai Cập
Thư viện Alexandria ở thành phố Alexandria của Ai Cập từng là một trong những thư viện lớn và quan trọng nhất trong số các thư viện của thế giới cổ đại. Thư viện là một phần của một viện nghiên cứu lớn hơn là Mouseion, hay "Ngôi nhà của các Muse" - những nữ thần của thơ ca và nghệ thuật. (Ảnh: History).

4. Phương pháp Socrates: Sư phạm tương tác

Nhà triết học Hy Lạp Socrates đã phổ biến Phương pháp giảng dạy Socrates, trong đó kết hợp thảo luận, đặt câu hỏi thăm dò và tư duy phản biện. Thay vì giảng bài, Socrates lôi kéo sinh viên của mình tham gia vào các cuộc thảo luận kích thích tư duy để giúp họ phân tích và tổng hợp các ý tưởng.

Phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, tương tác này đã thay đổi căn bản nền giáo dục hiện đại. Phương pháp Socrates đã tạo ra một số kỹ thuật học tập tích cực, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút học sinh tham gia vào quá trình học tập của chính mình, thúc đẩy trí tò mò trí tuệ và hỗ trợ phát triển các kỹ năng phân tích.

Sokrates là một triết gia người Hy Lạp cổ đại
Sokrates là một triết gia người Hy Lạp cổ đại, ông được coi là một trong những người đã sáng tạo ra nền triết học phương Tây, và là nhà triết gia đạo đức đầu tiên của nền tư tưởng đạo đức phương Tây. (Ảnh: History)

5. Hệ thống đường bộ La Mã: Cơ sở hạ tầng cho giáo dục

Mạng lưới đường bộ rộng lớn được xây dựng bởi người La Mã cổ đại là rất quan trọng đối với việc truyền bá kiến thức cũng như các hoạt động thương mại và quân sự. Mạng lưới giao thông hiệu quả, giúp giáo viên, học sinh và học giả đi lại dễ dàng hơn, đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các cơ sở giáo dục trên khắp Đế chế La Mã.

Bằng chứng hiện đại cho thấy cơ sở hạ tầng là điều cần thiết để đảm bảo kiến thức đến được với mọi lĩnh vực của xã hội bao gồm việc xây dựng các trường học, trường đại học và nền tảng học tập trực tuyến.

Hệ thống đường bộ La Mã: Cơ sở hạ tầng cho giáo dục
Việc sử dụng giấy cói, bàn tính, thư viện Alexandria, phương pháp Socrates và hệ thống đường La Mã chỉ là một vài ví dụ về những thứ đã định hình cách chúng ta giáo dục và học tập ngày nay. Biết nguồn gốc của những công nghệ này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của giáo dục và các nguyên tắc lâu dài hướng. (Ảnh: History).

Cập nhật: 18/08/2023 Phụ Nữ Số
  • 379