Top 6 sự kiện lịch sử ít được biết đến khiến dân chuyên sử cũng phải giật mình

  •   43
  • 2.546

Lịch sử là một lĩnh vực với lượng kiến thức khổng lồ. Không ai dám khẳng định mình hiểu hoàn toàn lịch sử, đặc biệt là những chi tiết nhỏ. Nhưng đôi khi, có những chi tiết lịch sử dù nhỏ, ít người biết đến nhưng lại kích thích ham muốn khám phá lịch sử của con người.

1. Hoàng đế La Mã Commodus đã từng tập hợp tất cả những người tàn tật trong Đấu trường La Mã và bắt họ chiến đấu đến chết

Hoàng đế La Mã Commodus

Commodus - hoàng đế thời La Mã cổ đại là một người lập dị và điên rồ, giống như nhiều hoàng đế khác trong những thời đại đó.Ông thích tính tự phong danh hiệu cho chính mình. Ví dụ khi sắp qua đời, ông bắt mọi người gọi mình là Hercules, con trai của Sao Mộc. Ông cũng ra lệnh đổi tên các tháng để chúng có thể tương ứng với các chức danh và tên của ông: Commodus, Augustus, Amazonius, Invictus,… Năm 190 AD, ông đổi tên thành Rome thành Commodus. Không ai được phản đối và phải hoàn thành tất cả các mệnh lệnh vô lý của hoàng đế.

Commodus cũng thích biểu diễn như một đấu sĩ ở nơi công cộng. Ông giỏi đấu kiếm và thích giết thú vật trong đấu trường. Ông đã tổ chức 735 cuộc chiến bắt người dân phải tham gia và không ai dám đứng lên phản kháng lại. Để loại bỏ những công dân "không hoàn hảo", ông ra lệnh tập hợp tất cả những người tàn tật, những người lùn, và những người có vấn đề về tâm lý và bắt họ chiến đấu trong đấu trường Đấu trường La Mã đến chết.

2. Cuộc chiến ngắn nhất trong lịch sử là cuộc chiến giữa Anh và Zanzibar

Cuộc chiến ngắn nhất trong lịch sử là cuộc chiến giữa Anh và Zanzibar

Trận đối đầu 38 phút giữa Anh và quốc đảo Zanzibar ở Đông Phi năm 1896 được xem là cuộc chiến ngắn ngủi nhất trong lịch sử thế giới.

Cuộc chiến bắt nguồn từ tranh chấp quyền lực nội bộ sau khi vua Hồi giáo Hamad bin Thuwaini của Zanzibar, người có tư tưởng thân Anh, đột ngột qua đời vào ngày 25/8. Khalid bin Bargash, anh họ nhà vua nhanh chóng kiểm soát cung điện nhờ sự hỗ trợ của Đức. Khalid lên ngôi vua đã làm lung lay quyền chính trị và lợi ích của Vương quốc Anh đó là lý do tại sao quân đội Anh đã gửi tối hậu thư và đưa quân đội đến bao vây cung điện.

Khalid đã tập hợp được gần 3.000 lính bảo vệ trong khi Anh mang đến 5 tàu chiến. Khalid được cho đã tẩu thoát qua cửa hậu của cung điện, bỏ lại những người hầu cận và lực lượng vũ trang ủng hộ đang tiếp tục chiến đấu. Cờ của Sultan bị kéo đổ và cuộc chiến tranh chóng vánh nhất lịch sử thế giới chính thức kết thúc chỉ sau 38 phút.

3. Chỉ có 3 Đế chế Đức trong lịch sử

Chỉ có 3 Đế chế Đức trong lịch sử

Đế chế Đức đầu tiên là Đế quốc La Mã Thần Thánh, nhưng không phải thuộc thời La Mã cổ đại. Năm 962, vua Otto I Đại đế tuyên bố đế chế của ông là Đế quốc La Mã Thần Thánh kế thừa từ Đế quốc La Mã cổ đại và Đế chế Franken Charlemagne. Năm 1806, Đế chế đã bị lật đổ trong cuộc chiến của Napoléon và hoàng đế cuối cùng Francis II đã bị buộc thoái vị.

Đế chế Đức được coi là Đế chế thứ hai do Otto von Bismarck tạo ra vào năm 1871. Tuy nhiên, sau cuộc cách mạng tháng 11, Đế chế này bị tan rã. Sau đó, Adolf Hitler đã thành lập Đức Quốc xã vào ngày 24/3/1933.

4. Tòa án dị giáo Tây Ban Nha đã ban hành bản án tử hình cho tất cả cư dân của Hà Lan

Tòa án dị giáo Tây Ban Nha đã ban hành bản án tử hình cho tất cả cư dân của Hà Lan

Vào ngày 16/2/1568, Tòa án dị giáo Tây Ban Nha đã ban hành bản án tử hình cho tất cả cư dân của Hà Lan theo nghị định của Philip II. Các tòa án này được thành lập vào năm 1522 bởi vua Charles V. Phần lớn dân số của Hà Lan lúc bấy giờ theo đạo Tin Lành trong khi người Tây Ban Nha chính thống luôn muốn tiêu diệt đạo và tôn giáo khác.

Để đối phó với tất cả cuộc phản đối của người dân Hà Lan, nhà vua Philip II đã áp đặt thuế, đàn áp đạo Tin Lành. Chính sách độc tài của Philip II đã đưa đến một cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ tầng lớp quý tộc năm 1567. Vua Tây Ban Nha đã phái thống lĩnh khét tiếng Fernando Álvarez de Toledo đến để đàn áp cuộc nổi dậy và hành quyết 1.800 quý tộc. Tất cả những sự kiện này đã trở thành lý do để Tây Ban Nha ban hành một sắc lệnh về việc hành quyết tất cả các người dân Hà Lan dị giáo.

5. Tể tướng Ba Tư - Sahib Ibn Abbad luôn mang theo thư viện sách

Tể tướng Ba Tư - Sahib Ibn Abbad luôn mang theo thư viện sách

Sahib Ibn Abbad được sinh ra ở Ba Tư vào năm 938. Khi cha qua đời, Ibn Abbad chỉ mới 7-8 tuổi và được bạn của cha nuôi dưỡng.

Ibn Abbad đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền văn hóa Ba Tư. Ông ủng hộ sự phát triển của thơ và là người có kiến thức sâu rộng về các chủ đề khác nhau. Khi Hoàng đế Samanid mời Ibn Abbad làm tể tướng, ông trả lời rằng ông không thể đồng ý vì thư viện của mình. Sau đó Samanid đã đưa 400 con lạc đà đến để mang theo tất cả các cuốn sách của Ibn Abbad - trong đó có 60 con chở từ điển.

6. Hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đốt tất cả sách trong nước

Hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đốt tất cả sách trong nước

Năm 213 trước Công nguyên, Hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đốt tất cả các sách trong nước. Hơn 460 nhà nho giáo đã bị hành hình vào năm 212 trước Công nguyên và một lượng lớn sách đã bị đốt cháy do luật cấm sử dụng sách cá nhân. Đặc biệt, Tần Thủy Hoàng muốn triệt để xóa bỏ Ngũ Kinh của Khổng Tử.

May mắn thay, lệnh cấm không bao gồm kho lưu trữ của nhà Tần nên những cuốn sách về dược lý, bói toán, nông nghiệp và y học vẫn còn tồn tại trong lịch sử Trung Hoa. Và, tất nhiên, bộ Ngũ Kinh nổi tiếng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay dù trải  qua nhiều quá trình khôi phục.

Cập nhật: 30/08/2024 Viettimes
  • 43
  • 2.546