Top 8 loài vật đang bên bờ vực tuyệt chủng

  •  
  • 3.138

Biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng đến hầu hết sinh vật. Các nhà khoa học lo ngại xảy ra cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 với 75% chủng loài sẽ biến mất vĩnh viễn.

Trong số những loài đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, bị đe dọa nghiêm trọng nhất là 8 loài sau, theo công bố của tạp chí Popular Science:

Sếu Mỹ (Tên khoa học: Grus americana)

Sếu mỹ
Sếu Mỹ - (Ảnh: Joel Sartore/Getty Images).

Tổ của loài sếu Mỹ tập trung chủ yếu ở vùng đất ẩm ướt Bắc Cực, được chở che bởi những “lũy thành” tự nhiên.

Thời tiết ấm dần khiến cho lớp bảo vệ này ngày càng thu hẹp, làm cho chim non có nguy cơ bị các động vật săn mồi ăn thịt. Cùng với đó, những cơn bão mạnh cũng giết chết không ít sếu non.

Những cuộc di cư hằng năm của sếu Mỹ đến Texas cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, điển hình như những điểm dừng chân uống nước trước đây nay đã khô cạn, buộc loài sếu này phải bay nhiều hơn để tìm nước.

Ếch hề (Tên khoa học: Atelopus sp)

Ếch hề
Ếch hề - (Ảnh: Gregory MD/Getty Images).

Từng có thời gian loài ếch hề phân bố rộng khắp vùng Trung Mỹ. Giờ đây, hơn 10 loài thuộc chi Atelopus được cho là đã tuyệt chủng.

El Nino đã xua những đám mây lên cao hơn trên dãy Andes, gây ra môi trường lạnh ẩm lý tưởng cho loại nấm giết ếch phát triển. Ngược lại ở những vùng hạn hán, ếch hề bị "nướng chín".

Gấu trúc lớn (Tên khoa học: Ailurodpoda melanoleuca)

Gấu trúc lớn
Gấu trúc lớn - (Ảnh: Joel Sartore/Getty Images).

Ở khu vực miền trung Trung Quốc, 1.800 con gấu trúc hoang dã đang đối mặt nguy cơ cạn kiệt thức ăn. Gấu trúc lớn phải thay đổi để thích ứng với thức ăn (tre) nghèo dưỡng chất. Để sống sót, chúng phải cắt giảm lượng thức ăn khoảng 13,5kg một ngày.

Rừng tre mọc chậm đã đẩy gấu trúc lớn vào tình trạng tiến thoái lương nan vì dù điều kiện sống không đủ nhưng chúng không thể đi nơi nào khác vì không thể nào đem theo cả rừng tre.

Báo tuyết (Tên khoa học: Panthera unica)

Báo tuyết
Báo tuyết - (Ảnh: Joel Sartore/Getty Images).

Loài báo đốm lông dày này phát triển rất tốt ở độ cao từ 3.000-5.500m so với mực nước biển ở khu vực cao nguyên Tây Tạng.

Tuy nhiên nhiệt độ tăng cao đẩy báo tuyết và con mồi của chúng lên vùng cao hơn, làm báo tuyết phải sống trên những đỉnh núi tách biệt.

Nhiệt độ tăng cũng làm cho những động vật săn mồi khác như loài báo thường có thể lên cao sống mặc dù địa bàn trước đây là ở vùng rừng núi thấp.

Con người cũng lên cao để nuôi gia súc. Thỉnh thoảng họ giết những loài thú săn mồi đe dọa đàn gia súc của họ.

Gấu Koala (Tên khoa học: Phascolarctos cinereus)


Gấu Koala - (Ảnh: Joel Sartore/Getty Images).

Loài gấu túi này sống dựa tất cả vào cây bạch đàn: chỗ ở, thức ăn, nước uống, mặc dù lá loài cây này có chất độc với nồng độ thấp.

Tuy nhiên, lượng cacbonic trong không khí ngày càng nhiều làm cho lá cây bạch đàn nghèo dinh dưỡng hơn nhưng lại độc hơn. Hơn nữa, những đợt hạn hán kéo dài khắp nước Úc làm khô héo các tán cây bạch đàn, đồng nghĩa với việc Koala ngày càng có ít nước uống hơn.

Tuần lộc núi (Tên khoa học: Rangifer tarandus caribou)

Tuần lộc núi
Tuần lộc núi - (Ảnh: Joel Sartore/Getty Images).

Lớp tuyết dày ở vùng rừng núi Bắc Mỹ từ lâu đã giúp tuần lộc núi tránh được những kẻ cạnh tranh nguồn thức ăn. Tuy nhiên, nhiệt độ ấm lên đã lôi kéo những loài hươu nai khác đến đây, và một vị khách không mời khác là chó sói.

Đồng thời, băng trôi bốc hơi nhanh là nguyên nhân tạo mưa nhiều hơn. Tuy nhiên, nước mưa lại bị đóng băng trên các đỉnh núi, chôn vùi lớp thực vật là thức ăn của tuần lộc núi.

Cá bướm tam giác (Tên khoa học: Chaetodon trifascialis)

Các bướm tam giác
Cá bướm tam giác - (Ảnh: Joel Sartore/Getty Images).

Những con cá sọc này là những kẻ kén ăn bởi chỉ chọn những rạn san hô dạng bàn. Nhưng nhiệt độ tăng cao gây hiện tượng tẩy trắng làm giết chết những rạn san hô này, làm cá bướm tam giác mất môi trường sống.

Loài cá này có thể tìm được một số nơi ở tạm trong khi đợi san hô có thể phục hồi, tuy nhiên, quá trình lại đòi hỏi biển phải lạnh và êm trong hơn 1 thập kỷ.

Chim cánh cụt Adelie (Tên khoa học: Pygoscelis adeliae)

Chim cánh cụt Adelie
Cánh cụt Adelie - (Ảnh: Joel Sartore/Getty Images).

Loài cánh cụt này làm tổ trên bề mặt đất đá khô cằn. Nhiệt độ tăng cao ở phía tây Nam Cực đã gây ra nhiều đợt lở tuyết, từ đó làm xuất hiện nhiều vũng nước, nhận chìm nơi sống của loài chim này.

Thời tiết lạnh kết hợp với ẩm ướt gây nguy hiểm cho chim non khi chúng chưa phát triển được bộ lông chống thấm nước. Thậm chí nhiều con không thể chào đời trong vì bị mắc trong những vũng lầy lạnh giá.

Cập nhật: 19/07/2017 Theo Tuổi Trẻ
  • 3.138