Các nhà khoa học Mỹ dùng máu nhân tạo để triệt sản các loài muỗi mang mầm bệnh chết người.
UPI hôm 25/6 đưa tin, các nhà khoa học trường đại học Kentucky hy vọng việc phát triển các nhóm máu nhân tạo có thể giúp họ đột phá trong nghiên cứu về loài muỗi.
Các nhà nghiên cứu ở Kentucky đang sử dụng máu nhân tạo để tăng lượng muỗi vằn triệt sản. (Ảnh: Shutterstock)
Để tạo ra loại máu nhân tạo giống như thật, Giáo sư môn Y tế - Côn trùng học Stepehn Dobson và cộng sự sử dụng loại vi khuẩn trong tự nhiên có tên Wolbachia để làm máu nhân tạo. Loại máu này được dùng để nuôi muỗi vằn đã được triệt sản. Sau đó chúng được ra thả ra ngoài để ngăn chặn quá trình sinh sản của quần thể muỗi tự nhiên.
Phương pháp dùng vi khuẩn tạo máu nhân tạo này giúp tăng lượng quần thể muỗi vằn đã được triệt sản kinh tế và hiệu quả hơn. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu nhiều phương pháp tương tự để chống lại những loài muỗi mang mầm bệnh khác.