Nghiên cứu thử nghiệm máu nhân tạo

  •  
  • 428

Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới cho biết hằng năm có khoảng 107 triệu lượt hiến máu nhân đạo trên toàn cầu. Tuy nhiên, rất nhiều vùng sâu, vùng xa cần đến máu lại không thể tiếp cận với nguồn máu nhân đạo này vì nhiều lý do. Chẳng hạn như trở ngại vì vận chuyển, tiếp tế, khác nhóm máu, chế độ bảo quản. Vì vậy các nhà nghiên cứu tại đại học Essex đang thử nghiệm loại máu nhân tạo không kén chọn người tiếp nhận, tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn...

>>> Máu nhân tạo sẽ được thử nghiệm ở người vào năm 2016


Ảnh: Gizmag

Các chất có tính năng như máu - được phát triển qua dự án Haem02 tại đại học Essex (Anh) - có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng thông thường mà thời hạn sử dụng đến 2 năm. Điều này giúp cung ứng máu rộng khắp trên thế giới mà không cần phải làm lạnh như thông thường và tránh nguy cơ rối loạn khi truyền máu có thể dẫn đến tử vong.

Tạp chí Gizmag dẫn lời giáo sư Cooper chuyên về sinh hóa và huyết học cho biết hạn sử dụng dài và điều kiện bảo quản không quá khắt khe sẽ giúp máu nhân tạo dễ dàng được vận chuyển đến những nơi xảy ra thảm họa mà điều kiện giao thông rất khó khăn. Chúng có thể lưu trữ thường trực trên các xe cấp cứu.

Hiệu quả của máu nhân tạo là sự giả lập mô hình truyền tải ôxy và hoạt chất như hồng cầu của máu người. Qua tài liệu nghiên cứu từ 25 năm của các công trình khác, các nhà khoa học tại đại học Essex đã biết được cách khắc phục các nhược điểm cố hữu của cách truyền máu lâu nay, đặc biệt là cơ thể không chịu tiếp nhận nhóm máu khác.

Gizmag cho biết nhóm nghiên cứu đã nhận được tài trợ trị giá 2,5 triệu USD từ Hội đồng nghiên cứu khoa học về sinh học và y tế. Các mục tiêu quan trọng của việc nghiên cứu đã gần hoàn thành. Hy vọng trong tương lai không xa, máu nhân tạo thế hệ mới sẽ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, Úc và EU.

Theo Thanh Niên
  • 428