Vì sao các vị thần Ai Cập cổ đại thường có đầu động vật?

  •  
  • 1.554

Vào thời cổ đại, các vị thần Ai Cập thường có phần đầu là một loài động vật như cá sấu, chó rừng... và phần dưới là con người.

Vào thời cổ đại, người Ai Cập sùng bái và thờ cúng hàng trăm vị thần. Nhiều vị thần Ai Cập gây chú ý khi được mô tả với cơ thể từ cổ trở xuống là con người và phần đầu là một loài động vật.

Các vị thần Ai Cập thường có đầu là động vật.
Các vị thần Ai Cập thường có đầu là động vật.

Điển hình là thần Anubis, vị thần chết quyền lực trong tôn giáo Ai Cập, được mô tả mang hình hài một người đàn ông có đầu chó rừng. Tương tự như thần chết Anubis, nữ thần Bast của người Ai Cập manh hình dáng một người phụ nữ với chiếc đầu mèo. Thêm nữa, thần bầu trời Horus có đầu diều hâu và thân hình của một người đàn ông.

Từ đây, nhiều người không khỏi tò mò mò vì sao nhiều vị thần của người Ai Cập được khắc họa trong hình ảnh nửa người nửa động vật.

Theo lý giải của một số chuyên gia, một số loài động vật như chó rừng, mèo, cá sấu, diều hâu... đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Ai Cập. Những loài vật này được xem là linh thiêng. Vì vậy, chúng được tôn sùng và coi là hiện thân của các vị thần quyền lực. Đây cũng là lý do những loài động vật trên được người dân Ai Cập ướp xác để dâng lên các vị thần có đầu con vật đó.

Ví dụ như để tôn vinh thần Anubis, người Ai Cập thời cổ đại ướp xác hàng trăm con chó.

Đối với nữ thần Bast, hàng nghìn con mèo được người Ai Cập ướp xác để thể hiện sự tôn kính, sùng bái.

Người Ai Cập thời cổ đại được cho là ướp xác những loài động vật trên còn nhằm thể hiện mong muốn sẽ được các vị thần che chở và bảo vệ để có cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Cập nhật: 26/03/2021 Theo kienthuc
  • 1.554