Vì sao chân chống nghiêng xe lại nằm bên trái - đố bạn biết?

  •  1 2 3 4 5 2,65
  • 7.383

Lời giải nào cho việc chân chống xe máy luôn nằm ở bên trái nhỉ, bạn biết không?

Xe máy là phương tiện phổ biến, cực quen thuộc với người dân ở nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên sử dụng nhiều là vậy nhưng chắc chắn có điều bạn chưa biết về chiếc xe vẫn dùng hàng ngày này - cụ thể là chiếc chống xe.

Cụ thể, nếu được hỏi vì sao chiếc chống nghiêng xe máy lại nằm bên trái - bạn biết không?

Chân chống đặt bên trái sẽ giúp phanh chân - chân chống hoạt động độc lập.
Chân chống đặt bên trái sẽ giúp phanh chân - chân chống hoạt động độc lập.

Theo Quora thì chiếc chân chống đầu tiên được sáng chế bởi nhà khoa học người Pháp - Alfred Berruyer vào năm 1869.

Theo đó, ông đã thiết kế chiếc chân chống cho chiếc xe đạp của mình. Lúc này, chân chống đã được thiết kế ở bên trái nhằm thuận tiện với việc gạt lên, và nó được gắn ngay với phần đầu xe, dưới tay lái.

Tuy nhiên, thói quen và kỹ thuật là 2 lời giải khác được đưa ra về sự xuất hiện của chiếc chân chống nằm bên trái này.

Alfred Berruyer và bản thiết kế chân chống bên trái xe của mình.
Alfred Berruyer và bản thiết kế chân chống bên trái xe của mình.

Cụ thể, hầu hết mọi người thường thuận bên phải nên khi dừng xe chống chân xuống, họ sẽ đưa chân phải lên cao và xoay người theo chiều kim đồng hồ. Tương tự khi lên xe, ta thường đưa chân phải lên trước và xoay người ngược chiều kim đồng hồ để lên xe. Nếu làm ngược lại sẽ rất khó để giữ thăng bằng.

Đây được cho là thói quen lâu đời của người Anh - khi xưa kia họ cũng có thói quen lên ngựa từ bên trái, chính vì thế chi tiết đặt chân chống xe bên trái sẽ không có gì quá khó hiểu.

Xét dưới góc độ kỹ thuật thì chân chống đặt bên trái sẽ giúp phanh chân - chân chống hoạt động độc lập. Với xe số, phần phanh chân được đặt ở bên phải, cần gạt số nằm ở bên trái.

Khi sử dụng, mọi người sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chân chống rồi đạp số. Nếu đặt ngược lại - chân chống bên phải, người lái sẽ mất nhiều thao tác hơn - chân phải gạt chân chống - chân phải chống xuống làm trụ để chân trái gạt số.

Cập nhật: 28/10/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1 2 3 4 5 2,65
  • 7.383