Vì sao chó thích gặm xương?

  •   4,26
  • 5.761

Kết quả của việc sống theo bầy để săn các loài thú lớn khoảng 8 triệu năm trước đã dần biến tổ tiên của loài chó sói và sau này là loài chó thuần hoá ngày nay thành loài thú chuyên ăn thịt.

Tiến sĩ Joao Munoz-Doran và đồng sự thuộc Đại học quốc gia Colombia đã tạo ra một cây gia phả của loài chó bằng cách sắp xếp các mối quan hệ của từng loài trong số 300 loài chó.

Trải qua quá trình chọn lọc hàng triệu năm cùng với lối sống theo bầy, loài chó đã sở hữu được xương hàm và răng to khoẻ để gặm xương.
Trải qua quá trình chọn lọc hàng triệu năm cùng với lối sống theo bầy,
loài chó đã sở hữu được xương hàm và răng to khoẻ để gặm xương.

“Chúng tôi so sánh các loài theo chế độ ăn khác nhau. Vì thế, chúng tôi phân loại chúng thành các nhóm như nhóm ăn thịt, nhóm chuyên ăn thịt và nhóm ăn tạp”, tiến sĩ Munoz-Doran cho biết.

Tổ tiên của loài sói ngày nay thuộc nhóm chuyên ăn thịt, với khẩu phần ăn chiếm đến 70% là thịt.

Theo BBC, 8 triệu năm trước, môi trường sống vô cùng rộng lớn trải dài từ Á sang Âu, rồi đến bắc Mỹ. Khi ấy, các con mồi lớn sống thành bầy để dễ dàng quan sát các loài thú săn mồi. Cách duy nhất để loài chó sống trong môi trường như thế có thể bắt được con mồi rất lớn là phải sống theo bầy.

Trải qua nhiều thế hệ sống theo bầy, sẽ xuất hiện quá trình chọn lọc về hình dạng bộ xương đầu của loài chó. Nghĩa là, các loài có xương hàm khoẻ và răng to sẽ dễ dàng săn được con mồi và tồn tại để truyền những gene qui định đặc tính như vậy cho thế hệ sau.

Tiến sĩ Munoz-Doran cho biết: “Chó phát triển sức mạnh của cơ bắp, đặc biệt là phần cơ gần miệng và xương thì rất khó bị gãy để chúng có thể cắn được con mồi. Trải qua nhiều thế hệ, chúng dần chuyển thành loài chuyên ăn thịt".

Tất cả loài chó đã thuần hoá ngày nay đều là hậu duệ của loài sói xám, vì thế chúng sở hữu đặc tính của loài chuyên ăn thịt và rất thích thú với việc gặm xương.

Tham khảo: Indiatimes

Theo Vietnamnet, Indiatimes
  • 4,26
  • 5.761