Tiếng chó sủa có điểm giống với tiếng chim hót và trẻ con khóc: Đều để giao tiếp những cảm xúc cơ bản như lo sợ, đàn áp hay phục tùng, theo những đặc tính âm thanh tương tự.
Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy hệ thống giao tiếp nguyên thuỷ có thể giống nhau ở hầu như các loài động vật có vú. Giả thuyết giúp lý giải vì sao động vật có vú, bao gồm người, hiểu được âm thanh của các loài khác.
(Ảnh: picture-newsletter) |
Tiếng sủa dựa trên âm thanh của một con chó chăn cừu Hungary, bao gồm 5 trạng thái tình cảm: hung hăng, lo sợ, tuyệt vọng, vui đùa và hạnh phúc. Pongrácz, giáo sư phong tục học tại Đại học Eötvös Loránd ở Budapest, Hungary, đã so sánh câu trả lời của người nghe với đặc điểm ânh thanh của tiếng sủa.
Các nhà khoa học nhận thấy sự thay đổi trong 3 đặc điểm âm thanh cơ bản - cao độ, nhịp độ và thanh điệu - quyết định tới sự cảm nhận của người nghe. Nhìn chung, tiếng sủa chói tai với khoảng cách dài giữa mỗi lần sủa được coi là ít hung hăng hơn so với tiếng sủa trầm hơn với mật độ dày hơn.
Trẻ con cũng có những thay đổi tương tự khi khóc, ngoại trừ việc mật độ tiếng khóc quan trọng hơn là cao độ khi chúng muốn bộc lộ nhu cầu.
Mối liên quan giữa tần xuất với cao độ và sự cảm nhận cảm xúc dường như có ở rất nhiều loài khác nhau. Theo quy luật thể chất thông thường, thì một cơ thể to khoẻ sẽ tạo ra âm thanh có cao độ thấp hơn, từ đó người nghe có thể đoán biết được kích cỡ của người nói.
"Mối quan hệ này có thể tạo nên nền tảng cho quy trình tiến hoá nghi thức mà ở đó tiếng kêu thấp thường ám chỉ sự áp đảo bởi con vật to hơn, sẽ dễ dàng thắng hơn trong cuộc đấu, và giọng nói cao cũng chỉ sự phục tùng hay thân thiện", Pongrácz nói.
Các nhà khoa học cũng tin rằng quá trình nhiều năm thuần hoá cũng cải thiện cách thức các con chó giao tiếp với chúng ta.
M.T.