Vì sao cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn thủy tinh mỏng?

  •  
  • 639

Đa phần người tiêu dùng khi đi mua các sản phẩm thủy tinh đều lựa chọn những mẫu mã có độ dày lớn vì họ cho rằng càng dày thì tỷ lệ vỡ càng thấp, độ bền cao. Trên thực tế, đây là quan điểm không hoàn toàn chính xác, bởi ở một số dòng sản phẩm, thủy tinh càng dày thì càng dễ vỡ. Vậy vì sao có điều này?

Lý do cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn cốc mỏng?

Những chiếc cốc thủy tinh dày có tỷ lệ vỡ cao hơn so với thủy tinh mỏng.
Những chiếc cốc thủy tinh dày có tỷ lệ vỡ cao hơn so với thủy tinh mỏng.

Nghe có vẻ nghịch lý nhưng điều này hoàn toàn chính xác. Nghiên cứu của các chuyên gia, những chiếc cốc thủy tinh dày có tỷ lệ vỡ cao hơn so với thủy tinh mỏng. Nguyên nhân là do khi bạn rót nước nóng vào cốc, thủy tinh không kịp nở ra, do thành quá dày nên nhiệt độ lớp trong so với bên ngoài chênh lệch lớn tạo ra sức ép và dẫn tới hiện tượng nứt vỡ.

Ngược lại, đối với những chiếc cốc thủy tinh mỏng, khi rót nước nóng vào, nhiệt độ sẽ tản ra đều khắp các cốc, lúc này sự trương nở diễn ra cùng lúc ở mặt trong lẫn mặt ngoài. Vì thế, dù là rót nước nóng nhưng tỷ lệ nứt vỡ lại giảm đi không ít.

Thực tế này cũng áp dụng đối với 1 số dòng sản phẩm làm từ thủy tinh như bình đựng nước hoặc bát, đĩa…

Lưu ý, không phải sản phẩm nào làm từ thủy tinh dày cũng dễ vỡ.

Làm thế nào để rót nước nóng vào cốc thủy tinh mà không bị nứt vỡ?

Như đã chia sẻ trước đó, khi rót nước sôi vào các loại bình, cốc thủy tinh sẽ làm tăng nguy cơ nứt vỡ vì hiện tượng sốc nhiệt. Vậy, làm thế nào để giảm thiểu điều này?

Trước hết, khi mới mua đồ thủy tinh, bạn nên đem luộc qua nước sôi sau đó mới sử dụng. Nhờ thao tác này, thủy tinh có thể làm quen với nhiệt độ từ đó khi bạn rót nước nóng vào bề mặt sản phẩm sẽ giản nở theo đúng trình tự mà không gây nứt vỡ do chênh lệch.

Khi rót nước, nên đặt 1 chiếc khăn ẩm dưới đáy cốc hoặc 1 chiếc thìa kim loại vào ly như thế sẽ hạn chế được tình trạng nứt vỡ.

Đặc biệt lưu ý, không rót nước sôi vào những cốc, bình đang có chứa nước lạnh. Nên rót từ từ, chậm rãi và rót vào giữa cốc thay vì rót từ thành xuống. Nguyên nhân là do đáy cốc có độ dày cao hơn so với thành cốc.

Trên đây là một vài thông tin giúp bạn lí giải vì sao cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng và những lưu ý khi rót nước nóng vào đồ thủy tinh để không nứt vỡ.

Cập nhật: 25/03/2023 lythuytinh
  • 639