Muối là một chất không thể thiếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu hấp thụ một lượng muối quá mức cần thiết sẽ gây ra nhiều tác hại về lâu dài.
Theo tính toán, một người trung bình mỗi ngày chỉ cần một lượng muối khoảng 3.300mlg.
Tất cả các món ăn đều phải có một lượng muối nhỏ nhất định. Muối giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể và có tác dụng hòa tan một số chất.
Ngoài ra, Natri trong muối cùng với kali, canxi và magiê kết hợp với nước tạo thành 1 hợp chất gọi là "chất điện phân", có tác dụng "vệ sinh" bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều muối, bởi:
. Hấp thụ một lượng muối nhiều hơn mức cần thiết trong mỗi bữa ăn làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
Huyết áp cao thường được biết đến như là một "kẻ giết người thầm lặng", huyết áp cao có thể ủ bệnh tới 15 đến 20 năm mà không hề có bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Hấp thụ một lượng muối nhiều hơn mức cần thiết trong mỗi bữa ăn cũng làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Nguyên nhân là do chất natri sẽ hút nước từ thành của động mạch vào trong mạch máu, làm cho động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên.
Việc ăn nhiều muối đối với những bệnh nhân bị suyễn sẽ khiến cơn suyễn nặng nề và xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu vẫn giữ thói quen đó rất có thể dẫn đến đột tử .
Tim phải làm việc nhiều hơn do thói quen ăn mặn vì khi ăn mặn sẽ phải uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ khiến tim thất trái to lên rồi dẫn đến hiện tượng suy tim. Tim thất trái sẽ trở lại bình thường nếu bạn phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
Bệnh suy thận sẽ sớm tìm đến bạn nếu giữ thói quen ăn mặn. Bởi việc này sẽ khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận, buộc thận phải làm việc nhiều hơn. Bệnh nhân nếu đã bị bệnh thận mà vẫn ăn nhiều muối cơ thể sẽ suy sụp nhanh hơn.
Ngược lại, nếu giảm ít lượng muối đi thì chức năng thận sẽ được cải tạo tốt hơn. Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh như sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Lượng muối cao có thể liên quan tới bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều muối như dưa cà muối mặn, cá mắm, mắm tôm, thịt hun khói, các loại thức ăn chế biến sẵn trong bữa ăn hằng ngày.
Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy nếu lượng muối trong các bữa ăn vượt quá tỷ lệ cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị stress. Khi lượng muối trong cơ thể tăng lên sẽ làm tăng số lượng tế bào não nhận hormone norepinephrine (một loại hormone của hệ thần kinh).
Khi lượng muối thừa trong cơ thể càng tăng thì lượng hormone norepinephrine, gây lo lắng, cáu gắt.
Loại hormone này sẽ truyền các tín hiệu thần kinh từ não tời tim (sẽ làm tim đập nhanh hơn), tới hệ tiêu hoá (sẽ làm cho mọi cơ quan tạm ngừng quá trình tiêu hoá) và tới các mạch máu (sẽ làm các mạch máu bị co thắt lại). Khi lượng muối thừa trong cơ thể càng tăng thì lượng hormone norepinephrine được sản sinh ra càng lớn và hệ quả là gây nên cảm giác lo lắng, hoảng sợ và dễ cáu gắt.
Ăn mặn là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Khi cơ thể bị cao huyết áp, lượng máu cung cấp cho não sẽ bị thiếu dẫn tới khả năng tổng hợp các sắc tố đen của lớp nang lông và sắc tố đen bị hạ rất thấp, dẫn tới việc tóc bị bạc trắng một cách nhanh chóng.
Bạn không cần phải thêm muối vào món salad và các loại nước ép vì tất cả các loại trái cây và rau quả đều có chứa natri ở dạng tự nhiên.